xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Myanmar bất ngờ tố Trung Quốc phá đàm phán hòa bình

Đỗ Quyên (Theo Reuters)

(NLĐO)- Trung Quốc bên ngoài nói muốn ổn định, nhưng hành động của họ cho thấy họ muốn gây ảnh hưởng đối với các nhóm thiểu số dọc biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar

Một quan chức đàm phán cấp cao của Myanmar trong cuộc thương lượng với lực lượng nổi dậy dân tộc thiểu số vừa cáo buộc Trung Quốc cố tình phá hoại thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc.

img

 

Thông tin trên được Reuters hôm 8-10 dẫn lời ông Min Zaw Oo cho biết. Đây là một quan chức cấp cao tại Trung tâm Hòa bình Myanmar – vốn phụ trách điều phối các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt các hành động tự phát của các nhóm nổi dậy tại Myanmar kể từ khi nước này giành được độc lập năm 1948. Ông Min Zaw Oo nhấn mạnh rằng nước này sẽ mời Nhật Bản và các nước phương Tây làm quan sát viên cho cuộc đàm phán nhằm kết thúc nhiều thập kỷ xung đột này.

Ông cho biết thêm rằng Đặc phái viên của Trung Quốc Sun Guoxiang đã nhấn mạnh rằng hai nhóm nổi dậy chủ chốt tại Myanmar sẽ không sẽ không ký vào thỏa thuận hòa bình. Và sau khi phát ngôn này được đưa ra hồi tuần trước, chỉ có 8 trong số 15 nhóm nổi dậy được chính phủ Myanmar mời đàm phán, cam kết với thỏa thuận. Theo Reuters, những nhóm không ký vào thỏa thuận là những nhóm từng nhận hỗ trợ của Bắc Kinh. 8 nhóm nói trên dự định ký thỏa thuận đình chiến vào giữa tháng 10.

“Trung Quốc thường nói rằng họ muốn ổn định. Tất nhiên họ muốn ổn định nhưng cũng muốn gây ảnh hưởng đối với các nhóm thiểu số dọc biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar” – ông Min Zaw Oo nhận định. Nhà đàm phán này khẳng định rằng ông đã nín nhịn nhiều trước sự can thiệp của Bắc Kinh nhưng đã đến lúc phải lên tiếng.

Phía Trung Quốc phản đối các điều khoản trong thỏa thuận này bao gồm việc Nhật Bản và các nước phương Tây giữ vị trí quan sát viên đối với kết quả của tiến trình hòa bình.

“Lựa chọn quan sát viên là một vấn đề nhạy cảm. Trong bối cảnh Trung Quốc và Nhật Bản còn sự cạnh tranh và thậm chí là thù địch, không bất ngờ khi Bắc Kinh có phản ứng như vậy” – chuyên gia phân tích chính trị Richard Horsey – cựu đại sứ Liên Hiệp Quốc tại Myanmar nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo