xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Myanmar sẽ điều tra cáo buộc gian lận bầu cử

Xuân Mai

Chính quyền quân sự Myanmar đang lên kế hoạch điều tra cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11-2020, đồng thời ưu tiên đối phó dịch Covid-19 và phục hồi nền kinh tế.

Tờ Global New Light (Myanmar) hôm 3-2 đưa tin tại cuộc họp đầu tiên của chính quyền mới một ngày trước đó, tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh Quân đội Myanmar, thông báo một ủy ban bầu cử mới sẽ kiểm tra dữ liệu bỏ phiếu để tìm ra kết quả chính xác và có hành động tương ứng.

Cũng trong ngày 3-2, cảnh sát Myanmar buộc tội Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi nhập khẩu và sử dụng trái phép thiết bị viễn thông và lãnh đạo này sẽ bị tạm giữ đến ngày 15-2 trong lúc các cuộc điều tra diễn ra. Trong khi đó, Tổng thống Win Myint bị buộc tội vi phạm luật phòng chống thiên tai.

Myanmar sẽ điều tra cáo buộc gian lận bầu cử - Ảnh 1.

Các nhân viên y tế phản đối đảo chính tại Bệnh viện Đa khoa Yangon ở Myanmar hôm 3-2 Ảnh: Reuters

Khủng hoảng chính trị ở Myanmar cũng dẫn đến phản ứng mạnh của cộng đồng quốc tế. Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) hôm 3-2 bày tỏ quan ngại sâu sắc về số phận của các lãnh đạo chính trị bị giam giữ, trong đó có bà Suu Kyi, kêu gọi quân đội Myanmar lập tức chấm dứt tình trạng khẩn cấp và khôi phục quyền lực cho chính phủ được bầu chọn dân chủ.

Trước đó, bà Christine Schraner Burgener, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Myanmar, thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần gửi rõ thông điệp ủng hộ dân chủ tại Myanmar, đồng thời bảo đảm quốc gia này không rơi vào tình trạng cô lập như trong quá khứ. Tuy nhiên, cuộc họp của Hội đồng Bảo an hôm 2-2 không đưa ra được tuyên bố chung về Myanmar vì chưa được Trung Quốc và Nga bật đèn xanh.

Trong lúc chờ Liên Hiệp Quốc hành động, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đang liên hệ với những nước như Ấn Độ và Nhật Bản để làm cầu nối liên lạc với giới lãnh đạo quân sự Myanmar. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden dọa sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới sau khi gọi hành động của quân đội Myanmar là một cuộc tấn công trực diện vào quá trình chuyển đổi sang dân chủ.

Ông Rodger Baker, phó chủ tịch cấp cao về phân tích chiến lược tại Công ty Stratfor (Mỹ), nhận định với đài CNBC rằng một bước đi như thế của Washington có thể mở đường cho Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng hơn nữa ở Myanmar.

Theo ông Baker, Trung Quốc hiện vừa là nhà đầu tư vừa là đối tác thương mại lớn của Myanmar trong khi Mỹ lại không có lợi ích kinh tế lớn ở quốc gia Đông Nam Á này. Dù vậy, các đối tác của Mỹ tại châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ đã tăng cường kinh doanh và hiện diện quân sự ở Myanmar, giúp kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh tại đó. Vì thế, tình hình có thể thay đổi nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Myanmar. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo