xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năm ác nghiệt với người di cư

NGÔ SINH

Năm 2016 là năm chết chóc nhất với người di cư vượt Địa Trung Hải vào châu Âu với 5.000 trường hợp tử vong, chủ yếu trên đường từ Libya đến Ý. Tính trung bình, mỗi ngày có 14 người bỏ mạng ở Địa Trung Hải

Năm vừa qua thực sự là một cột mốc kinh khủng. Nhiều người vô tội đã mất mạng trên đường tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu.

Không được quan tâm

Những cái chết oan uổng của người di cư sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu khiến họ phải có hành động mang tính quyết định để giải quyết cuộc khủng hoảng. Thế nhưng, nhiều nước châu Âu tiếp tục quân sự hóa biên giới, đồng thời duy trì chính sách cứng rắn, thậm chí khiến người di cư bỏ mạng, để ngăn cản kẻ khác tìm đến châu lục này.

Trong bối cảnh số người di cư đến châu Âu bằng thuyền đã tăng gần 20% trong năm 2016, theo website IBTimes, một số nước Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung vào việc đóng cửa biên giới ngoại khối.

Ngoài hàng rào kẽm gai dài 500 km đã xây dựng dọc biên giới với Croatia và Serbia, Hungary cam kết sẽ xây hàng rào mới dọc biên giới phía Nam. Áo cũng đã đóng cửa biên giới với hầu hết người xin tị nạn...

Năm 2017, số phận của người di cư đến châu Âu có lẽ không sáng sủa hơnẢnh: REUTERS
Năm 2017, số phận của người di cư đến châu Âu có lẽ không sáng sủa hơnẢnh: REUTERS

Tình trạng di cư những năm gần đây đã trở thành vấn đề lớn đối với cử tri khắp châu Âu. Do đó, có thể EU đang phải đối mặt vô số vấn đề. Thế nhưng, EU vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, có khả năng làm nhiều hơn để tránh những cái chết không cần thiết khi người di cư liều mạng để tìm kiếm giấc mơ châu Âu.

Năm 2016, dù hiếm khi xuất hiện trên trang nhất các báo đồng thời dư luận cũng không mấy quan tâm nhưng cuộc khủng hoảng di dân vẫn hiển hiện. Như thế, năm 2016 không chỉ đánh dấu con số tử vong cao ở Địa Trung Hải mà còn là năm châu Âu ngừng quan tâm đến vấn đề này.

Riêng nước Ý đã tiếp nhận số người di cư kỷ lục và đang đơn độc vất vả đương đầu làn sóng di dân đổ đến bờ biển nước này. Trong vòng 3 năm qua, hơn 500.000 người đã tìm đến Ý.

Theo báo Express (Anh), Thủ tướng Paolo Gentiloni có lập trường nghiêm ngặt hơn nhiều về vấn đề di cư so với vị tiền nhiệm Matteo Renzi - dưới thời ông, hàng trăm ngàn người di cư đã vào EU thông qua cửa ngõ Ý.

Cảnh sát khắp nước Ý vừa nhận được lệnh tăng cường trục xuất người di cư vì lý do kinh tế. Đề cập nỗi lo sợ khủng bố ở châu Âu, công văn do Tư lệnh Cảnh sát Ý Franco Gabrielli soạn thảo này khẳng định cần phải thay đổi để đối phó áp lực di cư ngày càng tăng cũng như sự bất ổn và các mối đe dọa quốc tế.

Theo quy định mới, người di cư sẽ “tạm trú” ở 16 trung tâm giam giữ cho đến khi nhà chức trách sắp xếp được việc trục xuất.

Năm 2017: Càng phức tạp

Các nhà phân tích nhận định năm 2017 sẽ không đem lại giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II này mà còn làm phức tạp thêm vấn đề.

EU đang bước vào một năm quan trọng khi 3 nước thành viên chủ chốt - Hà Lan, Pháp, Đức - tổ chức bầu cử và khởi đầu quá trình thương lượng Brexit ở Anh.

Cựu thủ hiến bang Bavaria - Đức, ông Edmund Stoiber, nhận định cuộc khủng hoảng di cư sẽ xé nát EU thành nhiều mảnh. Theo đó, cuộc khủng hoảng phơi bày sự rạn nứt cơ bản tai hại về xã hội và văn hóa trong khối. Ông Stoiber cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với tương lai EU chính là cuộc khủng hoảng tị nạn đang diễn ra và chưa có lối thoát.

Ông Stoiber viết trên tờ Huffington Post: “Những sai lầm của cuộc khủng hoảng tị nạn đang phân rã châu Âu. 12 tháng kế tiếp sẽ quyết định tương lai của châu Âu.

Cựu lục địa chia rẽ là do quyết định của Đức mở cửa biên giới cho người tị nạn mắc kẹt ở Hungary và tiếp tục mở đến khi tuyến Balkan đóng lại cũng như làn sóng di cư xảy đến sau đó. Điều đó có nghĩa các nước EU khác xem việc xử lý dòng người tị nạn là vấn đề của người Đức”.

Trong năm 2017, châu Âu có thể sẽ tiếp tục thực hiện những chính sách gạt vấn đề di cư sang một bên nhưng không ngăn chặn làn sóng người tràn đến. Điều đó tạo ra thách thức lớn đối với năng lực của châu Âu trong việc ngăn ngừa tình trạng người di cư bị tước đoạt sinh mạng ở Địa Trung Hải.

Có thể nhiều người di cư sẽ tiếp tục mất mạng trong năm 2017 trước khi các nhà lãnh đạo EU ngồi lại với nhau để đưa ra những giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng này. Nếu như EU thực sự muốn những cái chết không cần thiết không xảy ra nữa, họ cần phải cung cấp cho người di cư lối đi an toàn và những tuyến đường hợp pháp đến châu Âu.

Thế nhưng, vấn đề này chỉ có thể được giải quyết rốt ráo trong nội bộ dân chúng ở các quốc gia đang phát triển bằng cách xử lý tình trạng đói nghèo và thất nghiệp.

Để chấm dứt thảm cảnh của người di cư ở châu Âu, người ta cần quan tâm đến tình cảnh của các quốc gia mà dòng người này đang rời bỏ ngày càng nhiều, chẳng hạn cuộc nội chiến tại Syria. Thật khó có thể có một giải pháp lâu dài cho vấn đề này!

Không muốn ở Thụy Sĩ

Kênh RT dẫn lời ông Martin Reichlin, người phát ngôn Bộ Di trú Thụy Sĩ, cho biết năm 2016, tổng cộng 8.166 người đã bỏ đơn xin tị nạn ở nước này mà không thông báo cho nhà chức trách. Trong đó, có người cho rằng đơn của họ sẽ bị bác bỏ, có người muốn cùng với họ hàng đến nước châu Âu khác. Theo ông Reichlin, những người chọn phương án bỏ đơn tị nạn ở Thụy Sĩ chủ yếu đến từ châu Phi - đa phần là Eritrea, Gambia, Nigeria, Guinea, Algeria và Somalia.

Số người quyết định không ở lại Thụy Sĩ năm 2016 tăng mạnh so với năm 2015 - với 4.943 trường hợp xin tị nạn “mất tích”. Theo quy định của châu Âu, người tị nạn chỉ được phép vào Thụy Sĩ nếu họ xác nhận muốn xin tị nạn ở đây. Như vậy, ai không cho thấy ý định xin tị nạn ở Thụy Sĩ sẽ không được nhập cảnh và phải quay lại quốc gia châu Âu đầu tiên họ đặt chân đến.

Kỳ tới: Nga và người tị nạn Syria

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo