xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nelson Mandela: "Tình yêu tự nhiên hơn lòng căm ghét"

H.Bình (Theo Telegraph)

(NLĐO) – Như một cách để tưởng nhớ một người hùng vừa ra đi, những câu nói bất hủ của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela được nhắc lại.

Khi đối mặt với án tử hình tại một tòa án ở Rivonia - Nam Phi vào tháng 4-1964, ông Mandela nói trước vành móng ngựa: “Tôi cống hiến cả đời tôi cho sự nghiệp đấu tranh của người dân châu Phi. Tôi chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng cũng như chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ, tự do và ở đó mọi người sống hòa thuận, bình đẳng với nhau. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và thấy nó thành hiện thực. Khi cần, tôi sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”.

Ông Mandela nói với người dân từ ban công tòa thị chính ở Cape Town ngày 11-2-1990, khi được phóng thích sau 27 năm ngồi tù:
“Nhân danh hòa bình, dân chủ và tự do, tôi chào đón mọi người. Tôi đứng đây trước các bạn không phải như một nhà tiên tri mà như một người đầy tớ khiêm nhường của các bạn. Sự hy sinh không mệt mỏi và đầy anh hùng của các bạn đã giúp tôi có thể đứng được ở đây. Và tôi trao phần đời còn lại của tôi vào tay các bạn”.

 
img
Ông Mandela tổ chức sinh nhật lần thứ 89 tại Quỹ Trẻ em Nelson Mandela ở Johannesburg. Ảnh: EPA

Trong tự truyện “Chặng đường dài đến tự do" (Long Walk to Freedom) xuất bản vào năm 1994, ông Mandela viết về nạn phân biệt chủng tộc: “Không ai sinh ra mà đã ghét người khác vì màu da, nền giáo dục và tôn giáo của người đó. Mọi người phải học cách để ghét. Nếu người ta có thể học cách để ghét, họ cũng có thể được dạy cách yêu thương vì tình yêu đến với con người tự nhiên hơn là lòng căm ghét”.

Cũng trong quyển tự truyện nói trên, khi nói về sự tự do, ông Mandela lập luận: “Tự do không có nghĩa thoát khỏi xiềng xích mà là sống theo cách tôn trọng và thúc đẩy tự do của người khác”.  

Đề cập về lòng can đảm, ông Mandela viết: “Tôi học được rằng lòng can đảm không phải là sự vắng mặt của sự sợ hãi mà phải chiến thắng nó. Tôi cũng lo sợ cho bản thân mình nhiều lần đến độ không thể nhớ chính xác. Thế nhưng, tôi giấu nó đằng sau chiếc mặt nạ của sự gan dạ. Một người dũng cảm không phải là người không cảm thấy sợ mà là có thể khống chế nỗi sợ”.

Phát biểu tại lễ nhậm chức ở Pretoria tháng 5-1994, khi Nam Phi trở lại vũ đài thế giới, ông Mandela khẳng định:
“Không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ vùng đất xinh đẹp này lại phải nếm trải sự áp bức bóc lột từ hết người này đến người khác cũng như gánh chịu nỗi nhục là kẻ đáng khinh của thế giới”.  

Khi nói về những chiếc áo kiểu châu Phi hồi tháng 8-1995, ông Mandela nói:
“Tổng giám mục Tutu và tôi đã bàn về vấn đề này. Ông ấy bảo tôi: “Ngài tổng thống, tôi nghĩ ngài đã làm rất tốt mọi việc ngoại trừ cách ăn mặc”. Tôi đáp lời người mà tôi vô cùng kính trọng: “Xin đừng đi vào một cuộc tranh luận không có hồi kết”.
img
Ông Mandela không còn xuất hiện trước công chúng kể từ khi chính thức nghỉ hưu vào năm 2004.
Ảnh: THE GLOBE AND MAIL
 
Về tương lai của nền dân chủ tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tháng 9-1998, ông Mandela nói: “Khi tôi trở về làng Qunu, tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có những nhà lãnh đạo mới trong nước, trên lục địa châu Phi và thế giới, vốn không chấp nhận chuyện con người bị tước bỏ quyền tự do như chúng tôi đã từng phải chịu đựng, cũng như việc người dân phải trở thành những người tị nạn và bị tước bỏ nhân phẩm như chúng tôi đã từng trải qua”.

Ông Mandela phát biểu về cuộc tấn công do Mỹ cầm đầu vào Iraq tháng 9-2002:
“Chúng tôi thật sự giận dữ khi một nước, dù là siêu cường hay chỉ là một nước nhỏ, vượt quá khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và tấn công và các quốc gia độc lập khác. Không quốc gia nào được phép bẻ cong luật pháp quốc tế bằng bàn tay của mình”.

Trong bộ phim tài liệu về cựu Tổng thống Nam Phi được đề cử giải Academy năm 1996, ông Mandela trình bày quan điểm về cái chết:
“Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người hoàn thành những gì mà anh ta cho là nghĩa vụ phải làm đối với nhân dân và đất nước, người đó có thể được yên nghỉ. Tôi tin rằng tôi đã nỗ lực làm được điều đó, thiết nghĩ tôi sẽ yên giấc ngàn thu”.
 
Mỹ treo cờ rủ tưởng nhớ ông Mandela
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh treo cờ rủ tại Nhà Trắng và các tòa nhà công cho đến khi nắng tắt vào ngày 9-12 để tiếc thương người hùng Nelson Mandela.
 
Nhà Trắng, các phái đoàn ngoại giao của Mỹ, bốt quân sự, trạm hải quân và tàu quân sự đều phải rủ cờ.
 
Tổng thống Oabma mới gặp ông Mandela một lần vào năm 2005 khi còn là thượng nghị sĩ.  
 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp cựu tổng thống Nam Phi 2 năm sau đó, vào dịp lễ Tạ ơn năm 2007. “Tôi đã đứng trong xà lim cực bé của ông trên đảo Robben, một căn phòng hầu như không đủ không gian để nằm xuống hoặc đứng lên và tôi được biết rằng ánh sáng chói cháng chiều ra từ các mỏ đá trắng đã vĩnh viễn làm hỏng thị lực của ông". Dù vậy, ông Kerry hết sức khâm phục bởi ông Mandela đã “nhìn” bằng lương tâm để thấy được những lợi ích lớn lao của dân tộc và bước qua hận thù.
 
Thế nhưng, cái tên Nelson Mandela đã nằm trong danh sách khủng bố của Mỹ vì những cuộc đấu tranh vũ trang của Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) của ông. Thậm chí Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã nhúng tay vào vụ bắt giữ ông Mandela vào năm 1962.
 
Mãi đến trước sinh nhật lần thứ 90 của ông Mandela năm 2008, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông George W. Bush mới ký thông qua một dự luật rút tên ông và các lãnh đạo ANC ra khỏi danh sách theo dõi khủng bố. Ngoại trưởng Mỹ khi ấy, bà Condoleezza Rice, cho rằng việc Washington xem ông Mandela là phần tử khủng bố là "một điều đáng hổ thẹn".
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo