xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga "bị lôi kéo vào xung đột Biển Đông"

LỤC SAN

Nước Nga đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột xung quanh khu vực biển Đông vốn giàu khoáng sản và tài nguyên sinh vật biển

Đó là nhận định của báo Kommersant số ra ngày 17-4 khi đánh giá tình hình tại khu vực tranh chấp kể trên. Trong tuần này đã bắt đầu diễn ra cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines. Sau đó, hải quân Nga và Trung Quốc cũng sẽ tổ chức cuộc tập trận ngay tại khu vực diễn ra cuộc tập trận Mỹ - Philippines.

Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines đang diễn ra trong bối cảnh tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh khu vực Scarborough vẫn chưa lắng dịu. Cả Mỹ và Philippines đều khẳng định cuộc tập trận chung Balitakan 2012 đều không liên quan đến tình hình hiện nay và không hề nhằm mục đích đe dọa hoặc khiêu khích nước nào. Thế nhưng, theo báo Kommersant, những tuyên bố như vậy không trấn an được Bắc Kinh, một phần bởi vì Mỹ đã có kế hoạch tăng cường lực lượng ở khu vực châu Á.

img

Trên boong tàu khu trục Varyag của Nga. Ảnh: NEXT NAVY

Theo chiến lược phòng thủ mới của Mỹ đã được Tổng thống Barack Obama công bố hồi đầu năm, Mỹ sẽ tiến hành việc thay đổi vị trí đồn trú các lực lượng của mình trên thế giới. Theo đó, Mỹ sẽ rút bớt quân ở các nước châu Âu, đồng thời tăng cường hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa trên biên giới Liên minh châu Âu (EU) cũng như khu vực Trung Đông.
Bên cạnh đó, tái lập sức mạnh ở khu vực châu  Á - Thái Bình Dương là một điểm chiến lược quân sự riêng biệt của Mỹ. Về vấn đề này, các chuyên gia Nga nhận định rằng Trung Quốc phản ứng trước việc Mỹ triển khai lực lượng ở châu Á một cách quyết liệt hơn cả sự phản đối của Nga đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

Trong bối cảnh đó, Nga hiện đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột trong khu vực này. Cuộc tập trận Balitakan giữa Mỹ và Philippines sẽ kéo dài đến ngày 27-4. Trước khi cuộc tập trận này kết thúc, cuộc tập trận chung giữa hải quân Nga và Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu diễn ra, từ ngày 22 đến 29-4, với tên gọi “Tương tác trên biển - 2012”.

Bốn tàu chiến Nga thuộc hạm đội Thái Bình Dương, gồm tàu khu trục Varyag có trang bị tên lửa hướng dẫn và 3 chiến hạm lớn của hải quân Nga, sẽ tham gia cuộc tập trận kể trên ở Hoàng Hải cùng với hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số tàu hộ tống, máy bay chiến đấu, trực thăng của Nga. Tổng cộng có hơn 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ của Nga và Trung Quốc tham gia tập trận lần này. Theo hãng tin RIA Novosti, kể từ năm 2005 đến nay, Trung Quốc và Nga đã thực hiện một số cuộc tập trận chung trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Nga tập trận gần biên giới Nhật

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, đại tá Vladimir Drik, cho biết khoảng 40 máy bay ném bom chiến lược Nga đã bắt đầu tham gia cuộc tập trận trong 5 ngày, từ 16-4, trong vùng lãnh hải của Nga gần biên giới Nhật Bản.
Cuộc tập trận không quân tầm xa này bao gồm các hoạt động ném bom, phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp ở phạm vi thử nghiệm, kết hợp với tuần tra và bài tập tiếp nhiên liệu trên không. Cụ thể: Khoảng 30 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bear, 10 máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire và 2 máy bay chở nhiên liệu Il-78 tham gia cuộc tập trận quy mô này.

Theo hãng tin RIA Novosti, phía Nhật đã từng tỏ ra lo ngại khi các máy bay chiến đấu của Nga hiện diện gần bờ biển nước này.

Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc

Nhiều người dân Philippines đã biểu tình phản đối Trung Quốc vào sáng 16-4 trước Đại sứ quán Trung Quốc ở trung tâm tài chính Makati, phía Đông thành phố.

Họ mang theo  các biểu ngữ có nội dung: “Trung Quốc, hãy chấm dứt đánh bắt trộm trong vùng biển Philippines”. Cuộc biểu tình bắt nguồn từ việc các tàu và máy bay Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu khảo cổ M/Y Saranggani của Philippines khi tàu này đang nghiên cứu khoa học ở bãi đá ngầm. Bãi đá ngầm Scarborough, Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, cách bờ Tây của đảo Luzon của Philippines 230 km. Cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết: “Những người biểu tình đã gửi bản kháng nghị cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vào chiều 16-4”.
Huệ Bình
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo