Báo này không nêu rõ lý do Nga quan tâm tới việc bố trí quân ở Golan với danh nghĩa lực lượng gìn giữ hòa bình Liên HIệp Quốc.
Bộ trưởng Tư pháp Israel Tzipi Livni đang ở Moscow đàm phán với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, trong đó Nga đề xuất hủy thương vụ tên lửa để Israel không phản đối quân Nga tiếp quản các vị trí ở Quneitra (Syria).
S-300 được vận chuyển trên đường phố Moscow trong một lần diễn tập diễu hành. Ảnh: AP
Tờ báo dẫn lời Đại sứ Israel tại Moscow Dorit Golender cho hay: “Vấn đề gìn giữ hòa bình tại Cao nguyên Golan sẽ là chủ đề chính của các cuộc đối thoại. Nếu 2 bên nhất trí thì việc triển khai quân là hoàn toàn có thể dù trước tiên phải xin phép Liên Hiệp Quốc”.
Hiện chưa rõ hai bên đã đạt được thỏa thuận cũng như đã đề xuất với Liên Hiệp Quốc hay chưa.
Trước đó, khi Áo tuyên bố rút quân khỏi Cao nguyên Golan, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị thế chỗ với 380 binh sĩ song thỏa thuận năm 1973 của Liên Hiệp Quốc không cho phép thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có mặt ở Golan.
Cùng ngày 10-7, tờ Jerusalem Post (Israel) đưa tin quân đội nước này đã tăng cường các biện pháp an ninh trên Cao nguyên Golan. Một nguồn tin trong quân đội Israel cho hay: “Israel đã cử thêm quân và xe tăng đến Cao nguyên Golan. Chúng tôi đã ghi nhận được sự hoạt động của các nhóm trinh thám Hezbollah trong khu vực ".
Hồi tháng 5, nhà lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah tuyên bố Cao nguyên Golan sẽ biến thành một trận địa mới của cuộc chiến chống Israel.
Bình luận (0)