Theo đó, bất cứ chương trình nào cũng phải được đặt trên cơ sở dự báo rõ ràng về kinh tế và xã hội nhưng vào thời điểm này, cả Bộ Phát triển Kinh tế lẫn Bộ Tài chính Nga đều không có một bản dự báo như vậy.
Thoạt đầu, chính phủ Nga thông báo chương trình trang bị quốc phòng đến năm 2025 sẽ tiêu tốn đến 55.000 tỉ rúp (khoảng 855 tỉ USD).
Sau này, con số trên được giảm còn 30.000 tỉ rúp nhưng vẫn đủ duy trì số lượng trang thiết bị cần thiết. Trong đó, ngân sách cho chương trình này đến năm 2020 là khoảng 20.000 tỉ rúp, với ưu tiên hàng đầu dành cho các lực lượng hạt nhân chiến lược, không gian vũ trụ và các phương tiện do thám, liên lạc.
Trước đây, theo Tass, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yury Borisov từng tuyên bố bộ này không có kế hoạch cắt giảm chương trình trang bị quốc phòng đến năm 2020 đã được tổng thống thông qua. Thậm chí, theo thông báo hồi tháng 3 năm nay, phần chi cho trang bị quốc phòng trong ngân sách của Bộ Quốc phòng còn tăng, chiếm gần 62% trong năm 2015, so với 37% năm 2013.
Trong khi đó, theo trang Sputnik, tại cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực ở Alaska hôm 1-9, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố Mỹ quan ngại về các hành động quân sự của Nga ở Bắc Cực.
Moscow vừa tiến hành một loạt cuộc tập trận cũng như có kế hoạch tăng cường sức mạnh phòng không ở khu vực lạnh giá này. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga không có ý định quân sự hóa Bắc Cực nhưng sẽ có những bước đi cần thiết để bảo đảm khả năng phòng thủ ở đó.
Bình luận (0)