Lý do được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra sau cuộc hội đàm hôm 1-12 với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là sự không ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) đối với
Thay thế dự án trên, tập đoàn dầu khí Gazprom cho biết sẽ xây một đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ và đến biên giới với Hy Lạp, cho phép Moscow tiếp cận thị trường Nam Âu.
Theo đài RT, đường ống này có công suất vận chuyển 63 tỉ m3/năm, cao gấp 4 lần lượng khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ mua của Nga. Bên cạnh đó, Moscow cho biết sẽ giảm giá khí đốt 6% và cung cấp cho Ankara thêm 3 tỉ m3 khí đốt trong năm tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
tại cuộc họp báo ở Ankara hôm 1-12. Ảnh: Reuters
Dự án “Dòng chảy phương Nam” có vốn 40 tỉ USD, dự kiến đưa khí đốt từ Nga đến Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Áo… Gazprom bắt đầu xây dựng các cơ sở ngoài khơi để phục vụ dự án vào năm 2012. Tuy nhiên, EU xem kế hoạch này vi phạm quy định của khối - theo đó, một công ty không thể sở hữu cả đường ống dẫn và khí đốt được vận chuyển thông qua nó.
Giới phân tích chỉ ra nguyên nhân thật sự khiến “Dòng chảy phương Nam” tắc tị có thể do Gazprom không còn tiền cho dự án. Ông Mikhail Korchemkin, giám đốc điều hành công ty tư vấn East European Gas Analysis (Mỹ), nhận định với Reuters: “Giá dầu không ngừng tụt dốc và doanh số sụt giảm có thể đẩy Gazprom vào cảnh nợ nần trong năm nay, buộc công ty giảm bớt hoạt động đầu tư”.
Trong khi đó, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Carlos Pascual cho rằng sẽ không có chuyện châu Âu bị thiệt hại bởi động thái nêu trên của Nga. Thậm chí, theo ông Pascual, hủy bỏ “Dòng chảy phương Nam” còn giúp người tiêu dùng châu Âu khỏi phải trả mức giá khí đốt đắt đỏ.
Cùng ngày 1-12, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định giá dầu giảm không có lợi cho những nước xuất khẩu dầu, trong đó có Nga nhưng lại tốt cho kinh tế toàn cầu.
Bình luận (0)