xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga - NATO thêm rạn nứt

lục san

Hơn 200 chính khách, giới chức nước ngoài bị đưa vào danh sách những người có thể bị cấm tới Nga

Giới chức phương Tây hôm 19-3 đã cáo buộc Moscow dùng vũ lực vẽ lại bản đồ châu Âu, đe dọa các nước Baltic sau khi Tổng thống Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Nam Ossetia Leonid Tibilov ký hiệp ước cho phép khu vực ly khai ở Georgia này liên kết với Nga về mọi lĩnh vực.

Các nước Baltic lo ngại

Ngoại trưởng Georgia Tamar Beruchashvili nhận định hiệp ước nêu trên mang mục đích “thôn tính”, trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ không công nhận thỏa thuận này.

“Quan điểm của Mỹ về Nam Ossetia và Abkhazia hết sức rõ ràng: Các khu vực này là của Georgia. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Georgia” - bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, khẳng định. Theo Ủy viên đối ngoại của EU Federica Mogherini, việc ký kết nêu trên là một bước đi nữa chống lại nỗ lực củng cố an ninh và ổn định trong khu vực.

 

Hạm đội Phương Bắc của Nga đang tập trận ở biển Barent  Ảnh: POLITIKUS.RU
Hạm đội Phương Bắc của Nga đang tập trận ở biển Barent Ảnh: POLITIKUS.RU

 

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Latvia Janis Reirs cho biết đất nước ông tin rằng Moscow có thể sử dụng các nước Baltic để gây bất ổn châu Âu. Ngoài ra, Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius cho rằng Nga đang đe dọa một khu vực rộng lớn hơn, trong đó có Moldova. “Nếu chúng ta không phản ứng thích đáng trước những gì đang xảy ra tại Ukraine, Nga sẽ gây bất ổn ở mọi nơi” - quan chức này nói với đài BBC.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cũng nhận định Nga có thể đã tiến hành một chiến dịch nhằm gây bất ổn 3 nước Baltic - Estonia, Latvia và Lithuania - với cùng chiến thuật ở miền Đông Ukraine và Crimea. Ông Fallon tuyên bố NATO sẵn sàng đẩy lùi bất kỳ dự tính nào như vậy, trong khi Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis cho rằng NATO cần tăng cường hiện diện tại biên giới các nước thành viên này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich đáp trả: “Bình luận của ông Fallon đã vượt ra ngoài các nguyên tắc và đạo đức ngoại giao”.

Mâu thuẫn vì trừng phạt

Trong khi đó, hãng tin Newsru dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết Hạm đội Phương Bắc đã bắt đầu giai đoạn tập trận trên biển Barents. Ngoài ra, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, một loạt đơn vị chiến đấu của Hạm đội Baltic, Quân khu Miền Nam, lực lượng nhảy dù đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ.

Trong lúc lực lượng lính thủy đánh bộ thuộc Hạm đội Biển Đen ở khu vực Krasnodarsk sẵn sàng chiến đấu, Interfax ngày 18-3 đưa tin gần 10 máy bay ném bom Su-34 và máy bay tiêm kích hiện đại Su-27 thuộc Quân khu Miền Tây đã chuyển đến vùng Kaliningrad, sát biên giới EU, để diễn tập ném bom. NATO cùng ngày phải điều chiến đấu cơ ngăn chặn một nhóm máy bay Nga ở không phận gần Latvia.

Trước đó, RIA Novosti ngày 17-3 cho biết bộ binh Nga ở biển Baltic được tăng cường tên lửa Iskander, còn máy bay chiến lược mang tên lửa Тu-22М3 sẽ đến Crimea. Theo một cuộc thăm dò mới đây, 25% người Nga ủng hộ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp Crimea “bị xâm lược”.

Những động thái phô trương sức mạnh quân sự kể trên khiến một số chuyên gia lo ngại Nga đang chuẩn bị chiến tranh với phương Tây. Tuy nhiên, trang Christian Science Monitor dẫn lời một số lãnh đạo châu Âu nghi ngờ Moscow chỉ đang “đe dọa” trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU ngày 19 và 20-3, nơi bàn thảo về chính sách trừng phạt Nga.

Nguồn tin của báo Financial Times cho biết Washington đang gây sức ép buộc EU duy trì trừng phạt Nga. Theo Bloomberg, Anh, Ba Lan và các nước Baltic muốn gia hạn những biện pháp trừng phạt ngành năng lượng, tài chính và quốc phòng Nga - dự kiến hết hạn vào tháng 7 tới - song cũng có ít nhất 7 nước EU chống lại động thái này là Cyprus, Ý, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Áo và Tây Ban Nha.

Ở chiều ngược lại, báo chí Nga ngày 19-3 đồng loạt đưa tin hơn 200 chính khách và giới chức nước ngoài có thể bị cấm vào Nga, trong đó có hơn 60 người Mỹ.

 

Mỹ, EU hứa giúp Ukraine

Theo trang Newsru.ua, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 18-3 đã ký ban hành đạo luật sửa đổi về quy chế đặc biệt tự quản ở một số khu vực thuộc Donetsk và Luhansk. Theo đó, việc thể hiện ý chí của công dân phải phù hợp với luật pháp Ukraine, tuân thủ các chuẩn mực của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu về tiến hành bầu cử dân chủ.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí hỗ trợ Ukraine về kinh tế, đồng thời khẳng định không giảm nhẹ lệnh trừng phạt đối với Nga cho đến khi Moscow thực thi trọn vẹn thỏa thuận Minsk.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo