Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN hôm 3-9, ông Erdogan cho biết toàn bộ phương Tây nên chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu. Thêm vào đó, ông kêu gọi các chính phủ châu Âu ban cho những người di cư một cơ hội, đồng thời cáo buộc châu lục này đang biến Địa Trung Hải thành một nghĩa trang.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định Ankara đã chào đón những người tị nạn và các nước châu Âu như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Hungary có thể dễ dàng làm điều tương tự. Nhưng thay vì vậy, Hungary lại đang bắt tay xây dựng một tường rào thép gai để cản người di cư nhập cảnh vào lãnh thổ mình.
Trong khi đó, ông Putin hôm 4-9 phân tích sâu hơn, cho rằng chính sách đối ngoại sai lầm của phương Tây ở Trung Đông và Bắc Phi là gốc rễ của cuộc khủng hoảng. Ông chủ Điện Kremlin lên án châu Âu đã “nghe theo Mỹ một cách mù quáng”.
Phát biểu với hãng tin TASS, ông Putin cảnh báo phương Tây có thể phải lãnh hậu quả nếu tiếp tục theo đuổi chính sách Trung Đông và châu Phi cách đây vài năm.
"Chính sách này áp đặt các tiêu chuẩn (của phương Tây) mà không tính đến đặc thù lịch sử, tôn giáo, quốc gia và văn hóa của các khu vực (Trung Đông và châu Phi) là gì. Châu Âu mù quáng làm theo hướng dẫn của Mỹ và sẽ hứng chịu đau khổ", ông Putin nói tại Diễn đàn kinh tế miền Đông ở Vladivostok và nhấn mạnh cuộc khủng hoảng này hoàn toàn nằm trong dự đoán.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron đổ lỗi cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và các băng đảng dụ dỗ cư dân Trung Đông và châu Phi đưa họ đến châu Âu.
Những tháng gần đây, người tị nạn từ Syria và Iraq chạy trốn xung đột trong nước bằng đường bộ và đường thủy nhưng thiệt mạng trên đường đi rất nhiều. Đầu tuần này, hình ảnh của một em bé 3 tuổi tên Aylan Kurdi tử vong và nằm úp mặt trên một bãi biển ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến cả thế giới rúng động.
Cậu bé qua đời cùng anh trai 5 tuổi và mẹ. Đây chỉ là 3 trong số hàng ngàn người tị nạn thiệt mạng mỗi năm khi tìm kiếm cuộc sống mới ở các nước châu Âu.
Hôm 4-9, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau tại một cuộc họp không chính thức ở Luxembourg. Một cuộc họp khẩn cấp cũng sắp được tổ chức ở thủ đô Brussels – Bỉ vào ngày 14-9 tới để bàn về cuộc khủng hoảng di cư đang khiến châu Âu chia rẽ dữ dội.
Ngay trước hội nghị, lãnh đạo nhiều nước đã công bố một loạt đề xuất mới, trong đó Pháp và Đức nhất trí rằng EU cần áp đặt ngay lập tức hạn ngạch bắt buộc tiếp nhận người di cư đối với các quốc gia thành viên nhằm chia sẻ gánh nặng này. Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh: "Đó là nguyên tắc của tinh thần đoàn kết".
ritish Prime Minister David Cameron is expected to announce plans to allow more Syrian refugees into the country, to help ease a crisis brought to the fore this week by images of a three-year-old Syrian boy found drowned in Turkey.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker dự kiến công bố một kế hoạch tái định cư cho ít nhất 120.000 người tị nạn trong tuần tới để giảm gánh nặng cho các nước được coi là cửa ngõ châu Âu gồm Ý, Hy Lạp và Hungary. Chủ tịch EU Donald Tusk cũng kêu gọi các quốc gia thành viên chung tay tìm chỗ tác tái định cư cho ít nhất 100.000 người tị nạn, cao hơn nhiều so với thỏa thuận 32.000 người hiện nay.
Đoàn tàu chở đầy người di cư bị buộc dừng lại Bicske - Hungary. Đêm 3-9, người di cư quyết không rời tàu vì lo sợ sẽ bị đưa đến một trại tị nạn gần đó. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, người di cư trên con tàu bị buộc dừng lại ở Bicske - Hungary, gần biên gới với Áo, tiếp tục cố thủ không xuống ngày thứ hai liên tiếp. Họ lên tàu ở Budapest hôm 3-9 nhưng tàu bị bắt dừng lại khi đến Bicske và cảnh sát buộc họ đến mọt trại tị nạn gần đó.
Cũng trong ngày 3-9, Thủ tướng Hungray Viktor Orban nói người nhập cư không nên đánh đổi mạng sống để đến châu Âu. "Nếu chúng ta cứ tạo ra ảo tưởng rằng ai đến cũng được đón tiếp thì đó là một sai lầm đạo đức. Nhân đạo tức là nói cho họ rõ: Làm ơn đừng đến (châu Âu). Thổ Nhĩ Kỳ là ất nước an toàn, hãy cứ ở đó" - ông nói với các phóng viên.
Ông Orban còn gây tranh cãi khi cho rằng khủng hoảng di cư là "vấn đề của Đức" bởi "ai đến châu Âu cũng mong đến được Đức". Lập luận này bị Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn chỉ trích: "Cũng có lúc phải xấu hổ cho Viktor Orban".
Bình luận (0)