xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga tiếp tục bán vũ khí cho Syria, Mỹ đòi trả đũa

Bằng Vy (Theo RIA Novosti, AFP)

(NLĐO) – 17 nghị sĩ Mỹ đã ra tuyên bố kêu gọi Lầu Năm Góc hủy hợp đồng mua trực thăng Mi-17 trị giá hơn 900 triệu USD với Nga sau khi Moscow khẳng định sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Syria.

Hợp đồng trên do Bộ Quốc phòng Mỹ ký kết với công ty vũ khí Rosoboronexport của Nga nhằm cung cấp 21 trực thăng Mi-17 cho các lực lượng ở Afghanistan đến năm 2016.
 
Trong lá thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta của các thượng nghị sĩ Mỹ có đoạn viết: “Không nên dùng tiền đóng thuế của dân Mỹ để hỗ trợ một cách gián tiếp cho các cuộc trấn áp thường dân ở Syria”.
 
img
Mi-17 của Nga. Ảnh: RIA Novosti
 
Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) David Petraeus gặp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 13-3 để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Syria.
 
Dự kiến, Ankara sẽ đăng cai hội nghị "Những người bạn Syria" vào ngày 2-4 nhằm đưa ra một giải pháp chính trị cũng như một hành lang viện trợ nhân đạo cho người dân Syria.
“Mỹ còn nhiều đối tác khác để mua trực thăng. Chúng ta có nên “tưởng thưởng” sự ủng hộ của Nga dành cho Syria bằng cách mua Mi-17 của họ không?” – Thượng nghị sĩ John Cornyn đặt câu hỏi.
 
Các thượng nghị sĩ Mỹ cáo buộc chính công ty Rosoboronexport đã vận chuyển vũ khí đến Syria và lực lượng an ninh chính phủ đã dùng vũ khí Nga để bắn phá thành phố Homs.
 
Trong số 17 nghị sĩ đã ký tên trong thư gồm cả ông Dick Durbin, thượng nghị sĩ số hai của Đảng Dân chủ và ông Jon Kyl, thượng nghị sĩ số hai của Đảng Cộng hòa đối thủ.
 
Tuy vậy, Tướng Raymond Odierno cho biết: “Không còn lựa chọn nào phù hợp với nhu cầu của lực lượng an ninh ở Afghanistan bằng Mi-17. Mi-17 là điều kiện sống còn để duy trì lực lượng ở Afghanistan”.
 
Trực thăng Mi-8 và “hậu bối” Mi-17 vốn là con bài chủ lực của Liên Xô khi đưa quân sang Afghanistan trước đây. Nhiều chiếc bị bỏ lại sau khi Liên Xô rút quân và được lực lượng Taliban sử dụng sau đó.
 
Là loại trực thăng được sản xuất rộng rãi nhất trong lịch sử, Mi-8/17 nổi tiếng nhờ độ tin cậy và sức mạnh. Chúng rất được ưa chuộng tại các nước thuộc thế giới thứ ba.
 
img
Một người biểu tình Syria giơ tấm bảng viết: "Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov,
sao ông không đến Homs, để xem vũ khí của ông giết trẻ em chúng tôi". Ảnh: Reuters
 
Trong khi đó, Nga đã nhiều lần từ chối ngừng bán vũ khí cho Syria. Mới đây nhất, ngày 13-3, Thứ trưởng Anatoly Antonov phát biểu với báo giới: “Nga muốn duy trì mối quan hệ kỹ thuật quân sự bền chặt và tốt đẹp với Syria. Chúng tôi không thấy có lý do phải xem xét lại”.
 
"Hợp tác quân sự giữa Nga và Syria là hoàn toàn hợp pháp. Điều duy nhất chúng tôi lo ngại là sự an toàn của công dân chúng tôi" - ông Antonov nói tiếp, ám chỉ tới binh sĩ Nga đang làm nhiệm vụ huấn luyện tại Syria.
 
Ông nói: "Đó là một phần trong hợp đồng. Khi bán vũ khí, chúng tôi phải cung cấp cả đào tạo". Ông Antonov cũng bác bỏ cáo buộc Nga cử sĩ quan đặc nhiệm tới hỗ trợ lực lượng của chính phủ ông Assad, đồng thời từ chối tiết lộ hiện có bao nhiêu binh sĩ Nga tại Syria.
 
Moscow đã là đồng minh kiên định của Damascus kể từ thời Xô Viết, khi cha của Tổng thống Bashar al-Assad là Hafez al-Assad nắm quyền. Từ lâu, Nga đã cung cấp cho Syria các loại máy bay, tên lửa, xe tăng và nhiều vũ khí hạng nặng khác.
 
Cảng Tartus ở Syria hiện là nơi Nga đặt căn cứ hải quân. Tháng 1 vừa qua, tàu hải quân Nga cập cảng này trong một động thái được xem là ủng hộ Tổng thống Assad. Cũng trong tháng 1, một tàu Nga bị cáo buộc chở hàng tấn đạn dược đến Syria.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo