Người đứng đầu IEA cho rằng Nga đang cố tình giữ lại ít nhất 1/3 lượng khí đốt mà họ có thể gửi đến châu Âu. Con số đó chiếm khoảng 10% mức tiêu thụ hàng ngày của châu Âu - điều mà các quan chức nghĩ rằng cần thiết để tránh tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng trong trường hợp thời tiết lạnh hơn dự báo.
Theo ông Birol, Nga cũng rút cạn các cơ sở lưu trữ dầu do nước này kiểm soát trên lục địa để cho thấy nguồn cung bị thắt chặt.
Ông Birol nói: "Chúng tôi tin rằng có những yếu tố rõ ràng cho thấy nguồn cung hạn hẹp của thị trường khí đốt châu Âu là do hành vi của Nga. Tôi cũng lưu ý rằng nguồn cung khí đốt của Nga đến châu Âu giảm trùng với căng thẳng địa chính trị gia tăng ở biên giới Ukraine".
Fatih Birol, giám đốc IEA, cho rằng Nga giữ lại ít nhất 1/3 lượng khí đốt mà họ có thể gửi đến châu Âu. Ảnh: Bloomberg
Ông Birol nói rằng giá cao và mức tích trữ thấp phần lớn là do Gazprom - Tập đoàn Khí đốt thuộc sở hữu nhà nước của Nga. Giám đốc IEA cho biết tổng lượng lưu trữ chỉ ở mức 50% sức chứa, ít hơn công suất 70% thông thường vào tháng 1.
Ông Birol cho biết thêm rằng trong khi Na Uy, Algeria và Azerbaijan tăng nguồn cung sang châu Âu, Gazprom đã giảm xuất khẩu sang châu Âu mặc dù giá thị trường cao.
Ông Birol cho biết các nước châu Âu cần chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tương lai bằng cách bổ sung kho dự dữ khí đốt để giúp giảm ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào với thị trường trong thời điểm căng thẳng.
Đây là những bình luận gay gắt nhất của ông Birol về vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Chúng được đưa ra vào thời điểm nhiều hộ gia đình ở châu Âu phải đối mặt với những hóa đơn tăng vọt sau khi giá khí đốt và điện tăng kỷ lục.
Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Gazprom đã hoàn thành tất cả hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn cho châu Âu, đổ lỗi cho giá khí đốt giao ngay tăng cao do các quyết định của châu Âu hướng tới việc định giá thị trường ngắn hạn đầy biến động.
Ông Putin cũng khẳng định các khách hàng khí đốt của Đức đã bán lại khí đốt của Nga cho Ba Lan và Ukraine, thay vì giải quyết nhu cầu của các nước này.
Xe tăng T-72B3 tại thao trường Kadamovsky, vùng Rostov, Nga, hôm 12-1. Ảnh: AP
Cũng trong ngày 12-1, sau cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO tại Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề cập đến khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh mới ở châu Âu.
Cảnh báo của ông Stoltenberg được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Canada đối mặt với áp lực chính trị ngày càng tăng từ cộng đồng người Ukraine gốc Hoa ở Canada trước lo ngại quân đội Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công.
Cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO kết thúc mà không có cam kết chắc chắn về việc đối thoại nhiều hơn theo các yêu cầu của Moscow. Theo đó, NATO sẽ phải đồng ý ngừng tất cả các kế hoạch kết nạp thành viên, không chỉ với Ukraine và giảm quy mô sự hiện diện của mình ở các nước như Estonia gần biên giới Nga. Đổi lại, Nga sẽ cam kết hạn chế các cuộc tập trận, cũng như chấm dứt các hành động không thân thiện khác ở các cấp độ thấp.
Bình luận (0)