xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghẹt thở cuộc giải cứu “biểu tượng sinh tồn Nepal”

P.Nghĩa (Theo CNN, Reuters)

(NLĐO) – Ngày 25-4, trở về nhà từ cửa hàng tạp hóa tại TP Bhaktapur, phía Đông thủ đô Kathmandu - Nepal, bà Rasmila Awal cảm thấy mặt đất rung chuyển. Vài phút sau, nhà bà sập xuống, chôn vùi hai đứa bé 10 tuổi và 5 tháng tuổi.

Bên dưới đống đổ nát, người phụ nữ sợ rằng hai đứa con của mình, Soniya (10 tuổi) và Sonies (5 tháng tuổi) có thể đã bỏ mạng. “Tôi bắt đầu la hét và gọi hàng xóm giúp đỡ” – bà Rasmila nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn hôm 30-4.

Bà mẹ 35 tuổi kể lúc đó toàn thân mình tê cứng, không nghe thấy bất cứ âm thanh nào. Chồng bà, ông Sham Krishna Awal (34 tuổi), đang ở chỗ làm việc khi trận động đất xảy ra và tức tốc chạy về nhà.

Sau khi về tới, ông điên cuồng đào bới đống đổ nát với sự giúp đỡ của những người hàng xóm. Còn bà Rasmila lộ rõ vẻ tuyệt vọng. “Tôi gần như mất hy vọng là chúng còn sống. Chẳng có tiếng động nào phát ra cả” – bà nói.

Tuy nhiên, phép màu đã hiển hiện. Sau 2 giờ tích cực tìm kiếm, Soniya được đưa lên mặt đất và sống sót. Nhưng bé trai Sonies vẫn bặt vô âm tín. Cuối cùng, gia đình Awal phải gọi cho quân đội Nepal nhờ giúp đỡ.

 

Gia đình Awal đoàn tụ. Ảnh: Splash News
Gia đình Awal đoàn tụ. Ảnh: Splash News

 

Đến 18 giờ cùng ngày, các binh sĩ xuất hiện, đào bới căn nhà nhưng đành bỏ đi lúc 21 giờ sau 3 tiếng tìm kiếm không kết quả. Bỗng nhiên, ông Sham nghe tiếng khóc vọng lên yếu ớt. Tuy nhiên, màn đêm buông xuống và cả gia đình đành kiếm một chỗ ngủ bên ngoài cánh đồng, đợi sáng hôm sau tiếp tục công việc.

Khi quay trở lại, họ vui mừng khôn tả vì nghe tiếng Sonies khóc lớn. Các binh sĩ cũng quay lại và ra sức đào bới. Họ tìm thấy đứa trẻ 22 giờ sau trận động đất, khuôn mặt nhem nhuốc, toàn thân dính đầy đất cát nhưng sức khỏe hoàn toàn ổn định. Khi được nhấc bổng lên, đôi mắt Sonies vẫn nhắm nghiền, hai bàn tay bụ bẫm nắm chặt.

Sonies nhanh chóng được đưa tới một bệnh viện gần đó. Các bác sĩ cho biết em bị một vài vết thâm tím và một vết cắt nhỏ trên đùi nhưng không bị nội thương. Bà Rasmila rơi nước mắt: “Nó bắt đầu mỉm cười”. Một kết thúc có hậu như truyện cổ tích.

 

 

Ảnh: Kathmandu Today
Ảnh: Kathmandu Today

 

Bé trai 4 tháng tuổi vừa được quân đội Nepal cứu sống. Ảnh: Kathmandu Today

Bé trai 5 tháng tuổi vừa được quân đội Nepal cứu sống. Ảnh: Kathmandu Today

 

Một binh sĩ Nepal kéo đứa trẻ ra khỏi đống đổ nát trong sự vui mứng của tất cả những người có mặt. Ảnh: Kathmandu Today
Một binh sĩ Nepal kéo đứa trẻ ra khỏi đống đổ nát trong sự vui mứng của tất cả những người có mặt. Ảnh: Kathmandu Today

 

Bà Rasmila Awal bế cậu con trai Sonies sau khi được cứu sống. Ảnh: Splash News
Bà Rasmila Awal bế cậu con trai Sonies sau khi được cứu sống. Ảnh: Splash News

 

Sonies trong vòng tay chị gái. Ảnh: CNN
Sonies trong vòng tay chị gái. Ảnh: CNN

 

Hôm 30-4, đội cứu hộ Nepal vất vả làm việc giữa đống đổ nát ở thủ đô Kathmandu và các khu vực xung quanh với hy vọng tìm thêm được nạn nhân sống sót. Hàng trăm người reo hò khi một cậu bé và một người phụ nữ được kéo lên sau 5 ngày bị mắc kẹt. Cảnh sát cho biết cô Krishna Devi Khadka (23 tuổi), làm nghề giúp việc, được tìm thấy nằm cạnh 3 xác chết.

Khu vực tìm thấy cô Khadka nằm gần một trạm xe buýt ở Kathmandu, cách không xa nơi các nhân viên cứu hộ tìm được cậu bé 15 tuổi Pema Lama bị chôn vùi trong đống đổ nát của khách sạn Hilton.

 

Krishna Devi Khadka được tìm thấy sau 5 ngày bị chôn vùi. Ảnh: Reuters
Krishna Devi Khadka được tìm thấy sau 5 ngày bị chôn vùi. Ảnh: Reuters

 

Krishna Devi Khadka được chuyển khỏi hiện trường trên cáng. Ảnh: Reuters
Krishna Devi Khadka được chuyển khỏi hiện trường trên cáng. Ảnh: Reuters

 

Pema Lama được nhân viên cứu hộ đưa lên mặt đất. Ảnh: Reuters
Pema Lama được nhân viên cứu hộ đưa lên mặt đất. Ảnh: Reuters

 

Video giải cứu Pema Lama. Nguồn: Reuters

 

Theo một quan chức Bộ Nội vụ Nepal, số người chết đã tăng lên 6.130 người tính đến tối 30-4. Hơn 13.800 người bị thương. Trực thăng quân đội đã tới được một số khu vực hẻo lánh để phát hàng cứu trợ.

Tại thung lũng Langtang, nơi 150 người đang lo sợ sẽ bị mắc kẹt, một phi công trực thăng đang bị người dân địa phương “bắt cóc” vì ai cũng muốn là người đầu tiên rời khỏi thung lũng.

 

Lở đất cản đường đến các khu vực hẻo lánh. Ảnh: AP
Lở đất cản đường đến các khu vực hẻo lánh. Ảnh: AP

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo