Theo đó, kể từ năm 1990, điều gọi là "uống rượu nặng" đã gia tăng đáng kể ở Trung Quốc, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam.
Riêng ở đất nước Bhutan nhỏ bé, nơi khởi nguồn của khái niệm "tổng hạnh phúc quốc gia", nay người dân thường xuyên dùng rượu để giải sầu hơn.
Người châu Á uống bia rượu nhiều hơn một phần do thu nhập tăng lên. Ảnh: ASIA IMPORT NEWS
Hồi năm 1990, 16% dân uống rượu Trung Quốc say xỉn một lần trong tháng nhưng đến năm 2017 tỉ lệ này đã tăng gần gấp đôi lên đến 30%. Tỉ lệ này ở Việt Nam tương ứng là 16% và 24% trong khi ở Thái Lan là 18% và 25%. Bhutan và Đông Timor, 2 quốc gia nhỏ nhất châu Á, cũng có tỉ lệ gia tăng tương tự: 14% lên 22% và 12% lên 20%.
Ở những nơi khác ở châu Á, các quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Myanmar và Philippines đều có tỉ lệ tăng tăng trưởngthấp hơn về số người thích uống bia rượu.
Tình trạng gia tăng như nêu trên đã xảy ra cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và tiền lương tăng trên khắp châu Á, biến các nước nghèo thành các quốc gia có thu nhập trung bình và đưa các nước thu nhập trung bình lên cùng hàng ngũ với các nước giàu có nhất thế giới, như đã xảy ra vào những năm 1970 và 1980 với Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc.
Nay đã có nhiều người hơn có nhiều tiền hơn để chi tiêu và hiện tượng người ta vung tiền ra vào tối thứ sáu hoặc thứ bảy dường như đang ngày càng thịnh hành.
"Điều xảy ra là ngày càng nhiều người từ bỏ việc kiêng khem và bắt đầu uống rượu, vì nó liên quan đến lối sống đáng mong muốn và có thể chi trả" - chuyên gia Jürgen Rehm tại Trường ĐH Toronto, đồng tác giả bài viết, nhận định.
Công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet cho thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2017, mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người đã tăng 104% ở khu vực Đông Nam Á và 54% ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Thậm chí hãng Heineken đã mở một nhà máy bia gần Dili, thủ đô của Đông Timor, một thành phố chỉ khoảng 250.000 dân cư trong một quốc gia có dân số 1,2 triệu người.
Bình luận (0)