Tờ Daily Mail hôm 5-6 cho hay danh tính của bệnh nhân nói trên chỉ được tiết lộ là Suresh. Bệnh nhân này bị suy tim nhưng lại thêm tăng áp động mạch phổi nên cơ thể quá yếu khiến các bác sĩ không thể cấy ghép đơn truyền thống. Bởi nguy cơ trái tim cấy ghép vào cơ thể không hoạt động sẽ rất cao.
Ông Suresh (trái), 45 tuổi, và bác sĩ Prasanth Vaijyanath. Ảnh: Daily Mail
Bởi vậy, các bác sĩ đã quyết định ghép một trái tim nhỏ hơn của phụ nữ vào khoang ngực của bệnh nhân nam này và nối trái tim mới ghép với trái tim cũ của ông ta trong một cuộc phẫu thuật được gọi là ghép tim dị nguyên.
Ông Suresh nay có 2 trái tim cùng đập trong lồng ngực và đây được tin là ca phẫu thuật đầu tiên thuộc loại này ở châu Á.
Nói với báo giới sau ca phẫu thuật nói trên tại Bệnh viện và Trung tâm Y tế Kovai ở Coimbatore (Ấn Độ), các bác sĩ khẳng định ca phẫu thuật rất khó và đòi hỏi quy trình chặt chẽ. Tiến sĩ Prasanth Vaijyanath - một người trong nhóm phẫu thuật - cho hay: “Quả là số mệnh! Bệnh nhân đã tiếp nhận trái tim từ một người hiến là phụ nữ bởi trái tim đó thích hợp một cách hoàn hảo với lồng ngực của bệnh nhân”.
Vị bác sĩ nói thêm: “Các phẫu thuật này cũng rất thú vị bởi nay người đàn ông đó không chỉ có nhiễm sắc thể XY như tất cả nam giới thông thường mà còn có một trái tim có nhiễm sắc thể XX”.
“Giữa 2 trái tim có 5 kết nối. Hai kết nối để nhận máu tinh khiết trong khi 3 kết nối còn lại để đẩy máu không tinh khiết” - ông Vaijyanath giải thích.
Cũng theo lời vị bác sĩ này, kết nối hai trái tìm cùng đập là nhiệm vụ khó khăn nhất và điều đó khiến ca phẫu thuật cực kỳ thử thách.
Trái tim cũ của bệnh nhân nói trên chỉ còn hoạt động được 10%, nên hoạt động chủ yếu nay phụ thuộc vào trái tim mới nằm bên cạnh. Theo lời các bác sĩ, trái tim khỏe mạnh được cấy thêm đang hợp tác rất tốt với trái tim cũ nên cả hai có thể hoạt động như một trái tim hoàn hảo.
l
Bình luận (0)