xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người Mỹ bỏ quốc tịch vì thuế

GIA HÒA

Số người Mỹ từ bỏ quốc tịch tăng mạnh trong năm 2013, một phần do luật thuế mới làm thất vọng nhiều người Mỹ ở hải ngoại

Theo Phòng Đăng ký liên bang, số người đang sống ở nước ngoài tuyên bố từ bỏ quốc tịch Mỹ trong quý II/2013 là 1.131 người, tăng 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

“Ác mộng” khai thuế

Dù không nhiều so với 6 triệu người Mỹ ở nước ngoài nhưng rõ ràng sự gia tăng nói trên là một xu hướng đáng lo ngại. Người ta tin rằng yếu tố chính ảnh hưởng tới hiện tượng này là chuyện thuế má.

Đạo luật Tuân thủ quy định thuế nước ngoài (Fatca) mới quy định từ ngày 1-7-2014, tất cả các tổ chức tài chính trên thế giới phải báo cáo với Cơ quan Thuế vụ Mỹ (IRS) toàn bộ tài sản và thu nhập của bất kỳ công dân Mỹ nào có từ 50.000 USD trở lên tại tổ chức tài chính đó. Chính quyền Mỹ có thể sẽ khấu trừ 30% cổ tức và tiền lãi đối với những ngân hàng không tuân thủ.
 
img
Khác với công dân của nhiều nước, người Mỹ bị đánh thuế bất kể sinh sống ở đâu. Ảnh: EPA
 
Đây là nỗ lực của Washington để thu hồi khoảng 100 tỉ USD/năm các khoản thuế tính trên tài sản của công dân Mỹ ở hải ngoại. Khác với công dân của nhiều nước, người Mỹ bị đánh thuế bất kể sinh sống ở đâu, trong hay ngoài nước Mỹ. Trên thực tế, nhiều người đã không điền hồ sơ khai thuế. Với Fatca, giờ đây, người Mỹ ở nước ngoài khó lòng trốn tránh nếu không muốn bị phạt nặng.

Những nhà phê bình nhận xét rằng trong khi các nhà chức trách tìm cách phát hiện người trốn thuế, người dân thường bị kéo vào “cơn ác mộng” khai thuế - một quá trình thường tốn kém và mất thời gian. Đối với một số người, điều đó chỉ càng khiến họ có thêm động lực từ bỏ quốc tịch Mỹ.

Kẻ bỏ, người quyết giữ

Bà Briget, người đề nghị đài BBC không dùng tên thật, cho biết đã từ bỏ quốc tịch Mỹ vào năm 2011 sau 32 năm sống ở bán đảo Scandinavia. “Chuyện này không can hệ gì đến chuyện trốn thuế. Vấn đề là tôi cảm thấy việc theo dõi và tuân thủ những quy định về thuế đã ngày càng khó khăn hơn”.

Bà cho biết thêm rằng bà cảm thấy bị đe dọa ngay cả khi đã hoàn thành nghĩa vụ công dân. Đến cả một tấm thẻ thành viên đơn giản ở một cửa hàng thực phẩm địa phương cũng khiến bà lo lắng. Ấy là khi bà nhận thấy nó gắn với tài khoản ngân hàng mà bà không hề biết. Mọi thứ bắt đầu rối tinh rối mù làm bà phải nhờ đến chuyên gia giúp làm hồ sơ khai thuế. Chi phí này hiện ở mức gần 2.000 USD mỗi năm nhưng sắp tới có thể tăng vọt lên 5.000 USD khi Fatca có hiệu lực.

Và chuyện cũng không chỉ có vậy. Bà Briget than thở ngày càng ít luật sư thuế nhận làm cho khách hàng Mỹ, thậm chí một số ngân hàng không nhận tiền gửi của công dân nước này. Bà nói rằng tình cảm gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn đã bị sứt mẻ. “Tôi luôn hãnh diện là người Mỹ dù từ lúc trẻ tôi không còn sống ở đó. Tôi cảm thấy tức giận khi mình rơi vào hoàn cảnh không thể giữ quốc tịch của mình được nữa” - người phụ nữ điều hành một công ty biên tập và dịch thuật này nói.

Trái với quan điểm của bà Briget, Victoria Ferauge, 47 tuổi, lấy chồng người Pháp và sống ở nước ngoài gần 20 năm, lại không hề muốn từ bỏ quốc tịch, dẫu bà biết rằng những năm tới bà phải trả hơn 1.000 USD cho các văn phòng kế toán. Một số người cũng cho biết bất kể chuyện thuế má khó khăn đến đâu, họ cũng không bao giờ chối bỏ quốc tịch. Đó là vì việc làm một công dân Mỹ “quan trọng” hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo