xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ đối đầu Mỹ - Iran, Trung Đông tăng nhiệt

XUÂN MAI

Giới chuyên gia lo ngại Tổng thống Donald Trump sẽ có những động thái mới gây căng thẳng khu vực Trung Đông và làm khó ông Joe Biden trong việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran

Iran cáo buộc Israel và Mỹ đứng sau vụ ám sát ông Mohsen Fakhrizadeh, một trong những nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của nước này, hôm 27-11, đồng thời tuyên bố sẽ trả đũa. Động thái trên làm leo thang căng thẳng ở Vịnh Ba Tư trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 28-11 gọi vụ sát hại (diễn ra gần Tehran) là hành động khủng bố trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif thông qua mạng Twitter cáo buộc Israel có liên quan trong vụ việc nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran Amir Hatami nói với đài truyền hình nhà nước Iran rằng vụ sát hại nhà khoa học Fakhrizadeh rõ ràng có liên quan đến vụ ám sát Tướng Qassem Soleimani của Mỹ trong vụ không kích hồi tháng 1.

Nguy cơ đối đầu Mỹ - Iran, Trung Đông tăng nhiệt - Ảnh 1.

Nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh Ảnh: REUTERS

Các nguồn tin cho biết Hội đồng An ninh quốc gia Iran đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với các chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Ông Zarif kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án vụ tấn công trong khi ông Mohammad Bagheri, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Iran, kêu gọi trả thù.

Iran cáo buộc Israel tranh thủ những tuần cuối cùng của chính quyền ông Trump để khiêu khích Iran với hy vọng đóng lại bất kỳ cơ hội hòa giải nào giữa Iran và chính quyền sắp tới của ông Joe Biden, người được truyền thông Mỹ dự đoán đắc cử.

Trước vụ việc hôm 27-11, 4 nhà khoa học hạt nhân Iran đã bị ám sát kể từ năm 2010 mà Tehran nhiều lần cáo buộc cơ quan tình báo Mỹ và Israel thực hiện. Mặc dù các quan chức Israel không đưa ra bình luận về vụ việc hôm 27-11 nhưng nước này từ lâu đã xem nỗ lực nghiên cứu hạt nhân của Iran là một trong những mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất đối với họ.

Các nhà phân tích tại Mỹ nhận định vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran sẽ khiến khả năng tái khởi động quan hệ ngoại giao giữa Washington và Tehran của chính quyền ông Joe Biden trở nên khó khăn hơn. Ông Trita Parsi, Phó Chủ tịch điều hành Viện Nghiên cứu Quincy (Mỹ), cho rằng nếu chính phủ Iran đáp trả, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có thể kéo Washington vào cuộc đối đầu quân sự với Tehran còn trong trường hợp Iran kiềm chế, nhà lãnh đạo Israel sẽ gây khó khăn cho hoạt động ngoại giao giữa Mỹ và Iran.

Chính quyền ông Trump đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 nhằm cô lập Tehran, đồng thời áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các lĩnh vực quan trọng và quan chức chủ chốt của Iran.

Nguy cơ đối đầu Mỹ - Iran, Trung Đông tăng nhiệt - Ảnh 2.

Hiện trường vụ sát hại nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh ở ngoại ô thủ đô Tehran, Iran hôm 27-11 Ảnh: REUTERS

Các nhà phân tích lo ngại ông Trump sẽ có những bước đi mới trong những tuần cuối nhiệm kỳ nhằm gây bất ổn hơn nữa cho Iran cũng như các đồng minh của họ ở Trung Đông và làm khó chính quyền sắp tới của ông Biden, người từng đặt mục tiêu khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân với Iran nếu nhậm chức.

Ông Michael Mulroy, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, cho rằng vụ giết hại ông Fakhrizadeh sẽ đẩy lùi chương trình hạt nhân của Iran nhưng Mỹ cần nâng mức cảnh báo ở các quốc gia mà Iran có thể trả đũa. Theo ông Mulroy, Iran gần như chắc chắn sẽ trả đũa trong vụ lần này.

Ông Fakhrizadeh, người được phương Tây cho là đứng đầu chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran, cũng là nhân vật trung tâm trong một bài thuyết trình của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu năm 2018, thời điểm Israel cáo buộc Iran tiếp tục phát triển vũ khí nguyên tử. Giới phân tích cho rằng việc sát hại ông Fakhrizadeh có thể tạo ra áp lực chính trị để Iran khôi phục lại kho nhiên liệu hạt nhân mà nước này từ bỏ vào năm 2015. 

Theo đài CNN hôm 28-11, Mỹ đã điều tàu sân bay USS Nimitz và các tàu chiến khác đến Vịnh Ba Tư để hỗ trợ quá trình rút quân khỏi Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, quyết định triển khai tàu được đưa ra trước vụ ám sát ông Fakhrizadeh. Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên xác nhận động thái này đã được quyết định từ trước nhưng vẫn sẽ là một thông điệp nhằm gửi đến Iran.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo