Theo dự báo trên của Viện Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia Nhật Bản, điều đó đồng nghĩa với việc ít người dân cần nhà cửa hơn khi tầng lớp thanh niên rời khỏi các khu vực nông thôn để tới thành phố tìm việc làm.
Dự kiến vào năm 2040, gần 900 thị trấn và làng mạc trên khắp Nhật Bản sẽ biến mất, bao gồm thị trấn nhỏ Okutama ở Tokyo. Quan chức Kazutaka Niijima đến từ Cơ quan Phục hồi Thanh niên Okutama (OYR), cho biết từ năm 2014, họ đã nhận thấy Okutama là 1 trong 3 thị trấn ở Tokyo sẽ biến mất vào năm 2040.
Trong những năm 1960, Okutama có 13.000 cư dân nhưng hiện tại chỉ còn 5.200 người. Năm 2014, chính quyền địa phương lập "ngân hàng akiya" liên kết những người mua tiềm tàng với chủ sở hữu nhà cũ và tài sản bỏ hoang. Okutama hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho cư dân akiya mới với điều kiện họ phải dưới 40 tuổi hoặc cặp vợ chồng có ít nhất 1 đứa con dưới 18 tuổi.
Các khu vực nông thôn Nhật Bản bị ám ảnh bởi những ngôi nhà "ma" hoang vắng gọi là "akiya". Ảnh: CNN
Một trường hợp được cấp nhà miễn phí đó là cặp đôi Naoko và Takayuki Ida cách đây 4 năm. Hai người được tặng một căn nhà hai tầng rộng rãi ở Okutama. "Chúng tôi phải sửa chữa ngôi nhà mới rất nhiều nhưng chúng tôi luôn muốn sống ở nông thôn và có một khu vườn lớn" - bà Naoko, 45 tuổi, nói.
Chỉ tính riêng ở Okutama, thị trấn có 3.000 ngôi nhà thì khoảng 400 ngôi nhà trong số đó bị bỏ hoang và một nửa có thể sửa chữa để vào ở. Phần còn lại hoặc cũ nát hoặc được xây dựng ở những khu vực có nguy cơ sạt lở đất.
Ngôi nhà được cấp miễn phí của bà Naoko hiện trở thành quán cafe thu hút những người đi phượt. Ảnh: CNN
Nhật Bản đang phải đối mặt với một vấn đề bất thường về tài sản: quốc gia này có nhiều ngôi nhà hơn những người sống trong đó. Diễn đàn Chính sách Nhật Bản thống kê năm 2013, nước này có 61 triệu ngôi nhà và 52 triệu hộ gia đình. Bây giờ, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bởi dân số sụt giảm mạnh.
Trước đó, trong thế kỷ 20, Nhật Bản trải qua hai đợt tăng dân số lớn: lần đầu tiên sau Thế chiến thứ hai và lần thứ hai trong vụ bùng nổ kinh tế những năm 1980. Điều này dẫn những ngôi nhà rẻ tiền, được xây dựng hàng loạt mọc lên nhanh chóng ở các thị trấn và thành phố đông dân cư.
Năm 2015, Tokyo thông qua đạo luật trừng phạt những người bỏ nhà hoang nhằm khuyến khích họ phá hủy hoặc tân trang tài sản. Tuy nhiên, thuế đất trống cao hơn so với thuế nhà hoang nên đạo luật ít phát huy tác dụng. Trong khi đó, các khu vực như Okutama vẫn cần một kế hoạch phát triển kinh tế bền vững cũng như hoạt động xây dựng cộng đồng giữa cư dân bản địa và dân nhập cư.
Một ngôi nhà hoang chuẩn bị được cấp cho người dân vào năm 2019. Ảnh: CNN
Dân số thị trấn Okutama hiện chỉ còn khoảng 5.200 người. Ảnh: CNN
Bình luận (0)