Trước đây, ý tưởng sử dụng các phao nổi để giúp di chuyển căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ Futenma tại TP Ginowan, tỉnh Okinawa đến căn cứ mới ở khu vực ven biển Henoko, TP Nago gần đó, đã không thành do các rào cản công nghệ.
Cấu trúc nổi khổng lồ được chế tạo bằng các phương pháp dựa trên công nghệ đóng tàu, trong đó các hộp kim loại được kết nối với nhau và đưa ra ngoài biển. Các ưu điểm của loại phao nổi này là thời gian chế tạo ngắn hơn so với cải tạo đất và có tác động thấp hơn đến môi trường.
Hệ thống đảo nổi nhân tạo trên kênh Uraga. Ảnh: Takashi Morita
Chương trình tên lửa đất đối không Aegis Ashore dự tính được thiết lập ở phía Tây Bắc của tỉnh Akita và tỉnh Yamaguchi, phía Tây Nhật Bản. Tuy nhiên, chương trình này đã bị đình chỉ vì lo ngại vũ khí có thể rơi vào khu dân cư và những nơi khác.
Việc trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa trên thiết bị nổi trên biển có vẻ như sẽ giúp giải quyết được bài toán an toàn.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ công nghệ, câu hỏi đặt ra là liệu hệ thống phao nổi có thể chịu được thời tiết xấu và các biến số khác hay không.
Các đảo nhân tạo cũng có thể bị đối thủ tiếp cận dễ dàng hơn trong lúc việc bảo vệ chúng là không dễ. Một vấn đề khác là làm thế nào triển khai lực lượng bảo vệ chúng.
Khu căn cứ Futenma của thủy quân Lục chiến Mỹ. Ảnh: Mainichi
Trước đó, hệ thống phao nổi khổng lồ đã được sử dụng vào năm 2011 sau trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản. Chúng được thiết kế để lưu trữ tạm thời lượng nước ít ô nhiễm do tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 gây ra. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa được sử dụng nhiều tại Nhật Bản.
Khi Đảng Dân chủ Nhật Bản nắm quyền từ năm 2009 đến 2012, các kế hoạch liên quan đến việc hình thành một đường băng đảo nổi ở TP Nago đã bị hủy bỏ do thách thức công nghệ và chi phí xây dựng cao.
Một quan chức cấp cao của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cho biết: "Trong những năm gần đây, thiệt hại do bão đã trở nên tồi tệ hơn. Nếu chúng ta xây được một hòn đảo nổi có thể chịu được gió to sóng lớn, chi phí có thể tăng lên nhiều".
Bình luận (0)