xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật: Mức độ phóng xạ tăng cao

LỤC SAN

Nhà chức trách đã thiết lập khu vực cấm bay bên trên Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi

Mức độ phóng xạ rò rỉ từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi gia tăng đột ngột hôm 15-3 sau khi xảy ra nổ tại lò phản ứng số 2 và lò phản ứng số 4 bốc cháy. Chính phủ Nhật Bản khuyến cáo 140.000 người sinh sống cách đó trong vòng bán kính 30 km ở trong nhà để tránh bị nhiễm xạ.
 
Ông Yukio Edano, Chánh Văn phòng Nội các Nhật, nhấn mạnh: “Vui lòng đừng ra ngoài. Hãy ở trong nhà. Hãy đóng cửa và bảo đảm nhà của mình kín gió”.
 
Độ phóng xạ lan nhanh
 
Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) cho biết các giới chức Nhật nói rằng vụ cháy ở lò phản ứng nêu trên là do nhiên liệu hạt nhân dự trữ bị cháy và chất phóng xạ đang thoát thẳng vào không khí.
 
Hỏa hoạn được coi là nguồn gốc làm phóng xạ tăng cao.  Theo hãng tin AP, Thủ tướng Naoto Kan thông báo chất phóng xạ đã lan ra từ 4 lò phản ứng tại Nhà máy Fukushima Daiichi ở Fukushima.
 
Mức độ phóng xạ ở Tokyo đã tăng nhẹ nhưng các giới chức cho rằng mức tăng đó quá nhỏ không thể đe dọa 39 triệu người sống ở trong và chung quanh thủ đô, cách nhà máy khoảng 270 km.
 
Nhà chức trách ngành vận tải tàu điện ngầm Tokyo cho biết họ đã dò được một lượng nhỏ chất phóng xạ trong không khí.
 
img
Lực lượng phòng vệ chuẩn bị làm vệ sinh tại khu vực bị ảnh hưởng
phóng xạ ở Nihonmatsu, tỉnh Fukushima ngày 15-3. Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, hãng tin Kyodo đưa tin các giới chức ở phía Nam Fukushima thông báo mức độ nhiễm xạ sáng 15-3 đã tăng lên đến 100 lần so với bình thường.
 
Còn ở tỉnh Tiba, kế cận thủ đô, mức phóng xạ cao hơn bình thường 4 lần. Ở tỉnh Kanagawa, gần Tokyo, người ta đo được mức độ phóng xạ cao hơn bình thường 9 lần.
 
Mức phóng xạ ở thành phố Maebashi, cách Tokyo 100 km về phía Bắc, đã tăng lên gấp 10 lần mức bình thường. Ở tỉnh Gumma, phía Bắc Tokyo, mức phóng xạ tăng lên 9 lần; ở tỉnh Tochigi, mức phóng xạ cao hơn 33 lần.
 
Trong tình hình đó, nhà chức trách đã quyết định thiết lập khu vực cấm bay bên trên Nhà máy Fukushima Daiichi bị sự cố. Khoảng không trong vòng bán kính 30 km chung quanh nhà máy là khu vực cấm bay.
 
800 công nhân được sơ tán
 
Khoảng 50 công nhân đang cố gắng ổn định các lò phản ứng đã phát nổ sau trận động đất và sóng thần ngày 11-3 do mất khả năng làm mát và gây rò rỉ phóng xạ.
 
Họ vẫn cố bơm nước biển vào các lò phản ứng để làm mát chúng. 800 công nhân ở đây đã được sơ tán. Cháy và nổ tại các lò phản ứng đã làm 15 công nhân bị thương và 190 người bị nhiễm xạ.
 

Đức, Thụy Sĩ lo ngại

 
Theo báo Gazeta (Nga), sau khi nhà máy hạt nhân ở Nhật gặp sự cố, Đức và Thụy Sĩ ngưng chương trình năng lượng hạt nhân và bắt tay nghiên cứu các tiêu chuẩn an toàn mới trong lĩnh vực này. Chính phủ Đức hủy bỏ chương trình kéo dài thời hạn hoạt động của 17 nhà máy điện nguyên tử. Ngoài ra, nhà chức trách có kế hoạch kiểm tra tiêu chuẩn an toàn ở các nhà máy điện nguyên tử.

Chính phủ Thụy Sĩ cũng quyết định ngưng quá trình hiện đại hóa các lò phản ứng hạt nhân và xây dựng các nhà máy điện nguyên tử mới.

Ông Edano khẳng định: “Nhiều khả năng mức độ phóng xạ tăng mạnh là do cháy ở lò số 4. Đó là mức độ có thể làm tổn hại sức khỏe con người. Khả năng đó đã được xác định”.
 
Theo giáo sư Murray Jennex, Trường Đại học San Diego, khả năng rò rỉ phóng xạ ở lò số 4 là có thật.
 
Thủ tướng Kan cũng quả quyết: “Khả năng rò rỉ phóng xạ đang tăng cao. Chúng tôi đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng rò rỉ lan tràn. Tôi biết mọi người đang rất lo lắng nhưng tôi muốn đề nghị mọi người hành động một cách bình tĩnh”.
 
Một số nhà khoa học cũng thúc giục Tokyo bình tĩnh. Giáo sư Koji Yamazaki, Trường Đại học Hokkaido, cho biết: “Chất phóng xạ sẽ bay đến Tokyo nhưng nó không có hại cho cơ thể con người bởi vì nó sẽ bị tan đi trong khi lan đến Tokyo”.
 
Tokyo bắt đầu xôn xao
 
Các vụ nổ tại các lò phản ứng có thể khiến người Nhật bị nhiễm xạ lâu dài hơn. Ung thư tuyến giáp là mối nguy tức thời và chính phủ Nhật đã có kế hoạch phân phát viên i-ốt để ngăn ngừa bệnh này. Tình hình xấu hơn sẽ dẫn đến các loại ung thư khác, như ung thư xương và bạch cầu. Trẻ em và thai nhi là những đối tượng đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh.
 
Bất chấp lời kêu gọi bình tĩnh, tình trạng hoảng loạn đã lan tràn khắp Tokyo hôm 15-3. Một số người rời khỏi thành phố này, một số khác đổ xô đi mua thực phẩm và hàng hóa.
 
Một trong những dấu hiệu cho thấy Tokyo đang hoảng loạn là cửa hàng tạp hóa 24 giờ Don Quixote, ở quận Roppongi, đã bán hết sạch máy phát thanh, đèn pin, đèn cầy, thùng đựng nhiên liệu và túi ngủ. Đồng thời, một số siêu thị ở Tokyo đã hết gạo.
 
img
Một em bé được kiểm tra mức độ nhiễm xạ hôm 15-3. Ảnh: Reuters
 
Một số đại sứ quán nước ngoài tại Nhật khuyên nhân viên rời khỏi khu vực bị ảnh hưởng; du khách cắt ngắn kỳ nghỉ. Các công ty đa quốc gia cũng cho nhân viên rời Tokyo sau khi ở đây dò thấy mức độ phóng xạ thấp.
 

Nhật Bản đề nghị IAEA và Mỹ giúp phòng tránh sự cố hạt nhân

Nhật Bản đã chính thức đề nghị Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) và Mỹ phái chuyên gia đến trợ giúp ngăn chặn khả năng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân của Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

 
Hãng tin Reuters dẫn thông báo hôm 14-3 của Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano: “Hôm nay, chính quyền Nhật Bản đã yêu cầu cơ quan cung cấp một phái đoàn chuyên gia và chúng tôi đang thảo luận chi tiết việc này”.
 
Ông Amano mô tả trận động đất và sóng thần vừa qua là một trong những thảm họa thiên tai lớn nhất thời hiện đại mà quy mô thiệt hại vẫn chưa lường hết. Trước đó, IAEA cho biết chính quyền Nhật Bản đã báo cáo rằng mức độ giải nhiệt của lõi lò phản ứng số 2 tại Nhà máy Fukushima Daiichi đã giảm và quan chức Nhật Bản quyết định bơm nước biển để giải nhiệt.

 

Nhật Bản cũng đã yêu cầu Mỹ trợ giúp kỹ thuật và phía Mỹ xác nhận đang phái chuyên gia đến Nhà máy Fukushima Daiichi. Hãng tin Sky News dẫn nhận định của cựu phó tổng giám đốc IAEA Olli Heinonen rằng tình hình vẫn còn rất khắc nghiệt và lò phản ứng số 2 có thể còn bị hư hỏng hơn nữa.
 
Tại Nhật Bản, chuyên gia Ryohei Shiomi thuộc Cơ quan An toàn Công nghiệp và Hạt nhân nói rằng hai lò phản ứng số 1 và 3 đã phần nào ổn định, trong khi mọi nỗ lực và chú ý đều tập trung vào lò phản ứng số 2. Một chuyên gia khác của cơ quan này là Naoki Kumagai nói rằng mực nước giải nhiệt trong lò phản ứng đã được phục hồi sau khi xuống thấp lần thứ hai trong đêm 14-3 nhưng lại bắt đầu tụt xuống lần thứ ba.

L. Nguyễn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo