xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật-Mỹ bàn về khả năng tấn công quân sự đối phó Trung-Triều

H.Bình (Theo Reuters)

(NLĐO) - Nhật Bản và Mỹ đang xem xét khả năng trang bị vũ khí tấn công cho Tokyo để triển khai sức mạnh vượt xa biên giới. Động thái này có khả năng sẽ chọc giận Trung Quốc.

Hãng tin Reuters hôm 10-9 dẫn lời các quan chức Nhật Bản hé lộ Tokyo đang có các cuộc đàm phán “kín” với Washington và việc này sẽ đánh dấu sự tăng cường sức mạnh quân sự cho Nhật Bản. Các cuộc đàm phán chỉ ở giai đoạn sơ bộ nhưng các quan chức Nhật Bản bày tỏ hy vọng có thể đạt được thỏa thuận này trong vòng 5 năm tới. Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ chối bình luận về các cuộc đàm phán với Washington.

Mục tiêu của việc này nhằm giúp tăng cường “khả năng tấn công” của Nhật Bản để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên. Nhiều chuyên gia quốc phòng cho rằng “khả năng tấn công” sẽ đòi hỏi sự thay đổi trong học thuyết quân sự thuần túy phòng thủ của Nhật Bản. Bên cạnh đó, nó có thể mở cửa cho những hợp đồng mua hệ thống tên lửa tấn công và các phần cứng quân sự hàng tỉ USD như hệ thống tên lửa tấn công, tàu ngầm bắn tên lửa hành trình tương tự như Tomahawk của Mỹ.

Japanese Prime Minister Shinzo Abe (R) reviews Japanese Self-Defence Forces (SDF) troops during the annual SDF ceremony at Asaka Base in Asaka, near Tokyo, in this October 27, 2013 file photo. REUTERS/Issei Kato/Files
Định hình lại quân đội thành lực lượng quyết đoán hơn để đối phó với các mối đe dọa an ninh nóng hiện nay là chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: REUTERS

Theo giới chức quân sự Mỹ, không có cuộc thảo luận chính thức về vấn đề này nhưng không loại trừ các động thái chuẩn bị đang được tiến hành khi Nhật Bản chính thức tiếp xúc với Washington về vấn đề này từ năm 2013. Dẫu vậy, việc đạt được thỏa thuận như vậy với Mỹ cũng không hề đơn giản do nó đòi hỏi các khoản chi phí lớn mà Tokyo sẽ khó kham nổi trong bối cảnh hiện nay.

Hơn nữa, động thái như vậy chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh. Các quan chức Nhật Bản nói rằng Mỹ cũng tỏ ra khá thận trọng với đề xuất của Tokyo vì lo ngại có thể gây phẫn nộ Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh từng cáo buộc Thủ tướng Shinzo Abe khôi phục chủ nghĩa quân phiệt.

Quân đội Nhật Bản mạnh nhưng bị hạn chế bởi Hiếp pháp hòa bình. Lực lượng tự vệ Nhật Bản hiện có hàng chục tàu hải quân, 16 tàu ngầm, 3 tàu chở trực thăng cùng nhiều tàu khác. Nhật Bản đang lên kế hoạch mua 42 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến F-35 của Mỹ. Việc định hình lại quân đội thành một lực lượng quyết đoán hơn để đối phó với các mối đe dọa an ninh nóng hiện nay là chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe.

Nhật Bản sẽ cần Mỹ ủng hộ cho bất kỳ sự thay đổi trong học thuyết quân sự bởi vì nó sẽ thay đổi khuôn khổ của liên minh, thường được mô tả rằng Mỹ cung cấp các “thanh kiếm” trong khi Nhật Bản nắm giữ “lá chắn” phòng thủ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo