xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật tìm cách bảo vệ học sinh

GIA HÒA

Một loạt vụ tấn công trẻ em gần đây đang gây lo ngại ở một đất nước mà cha mẹ thường để con cái tự đến trường và về nhà sau giờ học

Trẻ em Nhật Bản thường được khuyến khích đi bộ đến trường một mình. Do đó, vụ sát hại bé gái 6 tuổi Mirei Ikuta gây chấn động gần đây làm dấy lên câu hỏi: Liệu học sinh có cần được giám sát chặt chẽ hơn hay không?

Nguy hiểm rình rập

Bé gái Ikuta mất tích tại TP Kobe thuộc phía Tây Nhật Bản hôm 11-9. Ngày 23-9, túi nhựa chứa các phần thi thể của Ikuta được phát hiện tại một khu rừng cách nhà nạn nhân khoảng 150 m. Quần áo và giày của cô bé cũng được tìm thấy gần đó.

Nghi phạm Yasuhiro Kimino, 47 tuổi, sống gần nơi tìm thấy túi đựng thi thể, đang bị giam giữ. Cảnh sát cũng xác định vết máu của Ikuta tại nhà người đàn ông này.

 

An ninh được tăng cường tại Trường Tiểu học Nagura ở TP Kobe sau vụ bé Mirei Ikuta bị bắt cóc và sát hại.  Ảnh: KYODO

An ninh được tăng cường tại Trường Tiểu học Nagura ở TP Kobe

sau vụ bé Mirei Ikuta bị bắt cóc và sát hại. Ảnh: KYODO

 

Trong khi đó, cảnh sát TP Ichihara ở tỉnh Chiba hôm 30-9 đã bắt một người đàn ông 37 tuổi vì bắt cóc, tấn công bé trai 12 tuổi. Trước đó, hồi tháng 7, một cô bé 11 tuổi cũng bị bắt cóc trên đường về nhà ở TP Kurashiki, phía Tây tỉnh Okayama. Năm ngày sau, cô bé này may mắn được giải cứu... Những vụ việc nêu trên đang gây lo ngại bởi các bậc cha mẹ ở Nhật Bản thường để con cái tự đến trường và về nhà sau giờ học.

Ông Nobuo Komiya, giáo sư về tội phạm học tại Trường ĐH Rissho ở Tokyo, nhấn mạnh cần tiến hành các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn những thảm kịch như của bé Mirei Ikuta tái diễn.

Thế nhưng, ông Komiya thừa nhận đòi hỏi cha mẹ giám sát con cái liên tục như ở các nước tiên tiến khác là điều “phi thực tế”. “So với các nước, phụ huynh ở Nhật Bản thường sống xa nơi làm việc” - ông lý giải.

Rào cản văn hóa

Một trở ngại nữa cần phải vượt qua là quan niệm “người đàn ông của công việc” đã bám rễ lâu nay. “Một nhân viên nam ở Nhật Bản khó có thể rời khỏi văn phòng lúc 15 giờ để đón con mà vẫn mong sếp đánh giá cao mình” - ông Komiya cho biết.

Theo bà Akiko Seto, giáo sư chuyên về khoa học đời sống con người và môi trường của Trường ĐH Nữ sinh Nara, chừng nào quan niệm nêu trên còn tồn tại thì không hề thực tế khi mong đợi Nhật Bản mau chóng thông qua lối giám sát học sinh “kiểu Mỹ”, trong đó có việc phổ biến dịch vụ xe buýt đưa đón học sinh. Bà Seto cho rằng chi phí là nguyên nhân chính khiến điều này khó thực hiện.

Trước mắt, theo GS Komiya, điều Nhật Bản có thể làm lúc này là giúp bọn trẻ nhận thức được mối đe dọa thực sự. Ông cho biết: “Giáo viên Nhật thường suy nghĩ rằng tội phạm chỉ xuất hiện ở đường vắng vào ban đêm. Đó là một sai lầm bởi không đứa trẻ nào ra đường lúc đó. Tội phạm xuất hiện bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu miễn chúng tìm thấy con mồi”.

Theo GS Komiya, khoảng 90% của cái gọi là bản đồ an toàn cộng đồng - vốn chỉ ra những điểm nóng tội phạm - được soạn dựa trên giả định sai lầm này.

Chính quyền một số địa phương ở Nhật Bản đã vào cuộc sau khi nhận thấy mối đe dọa đang tăng nhằm vào học sinh. Chẳng hạn, nhà chức trách thủ đô Tokyo đang hỗ trợ kinh phí lắp đặt camera giám sát dọc một số tuyến đường đến trường. Trong khi đó, chính quyền TP Nikko thuộc tỉnh Tochigi khuyến khích cha mẹ bảo đảm lúc nào cũng có người lớn đưa trẻ đến trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo