Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 800 triệu trẻ em có nồng độ chì trong máu ở mức 5 microgram/decilit hoặc cao hơn, đủ để gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh cùng các cơ quan quan trọng như tim và phổi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định hoạt động tái chế pin bất hợp pháp cùng các nhà máy nấu chì ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm chì, đồng thời cảnh báo "trẻ em trên toàn thế giới đang nhiễm độc chì ở quy mô lớn và nghiêm trọng chưa từng thấy".
Ảnh chụp bên trong một cơ sở tái chế rác thải điện tử ở thủ đô New Delhia - Ấn Độ hôm 29-7 Ảnh: REUTERS
Cũng theo báo cáo, pin axít chì có thể là thủ phạm chính gây nhiễm độc chì ở trẻ em, với gần 85% lượng chì sử dụng toàn cầu được đưa vào sản xuất loại pin nói trên - được dùng trong các thiết bị viễn thông và điện dự phòng cũng như trong các loại xe điện và xe truyền thống.
Hơn 95% lượng chì trong pin được tái chế ở Mỹ và châu Âu song những nền kinh tế đang phát triển thiếu cơ sở đạt chuẩn để tái sử dụng kim loại nặng này. Nghiên cứu còn chỉ ra nếu ở trong máu càng lâu mà không được phát hiện hoặc điều trị, độc chì càng nguy hiểm và tăng nguy cơ gây tử vong.
Bình luận (0)