xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiễm độc nguồn nước

NGÔ SINH

Một nửa số cư dân nông thôn ở Trung Quốc không có nước uống đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế

Chính phủ Trung Quốc xếp tình trạng nhiễm thạch tín - vốn được phát hiện lần đầu tiên ở nước này vào thập niên 1970 - vào số dịch bệnh quan trọng nhất, do những hiệu ứng mãn tính như ung thư, tiêu chảy và các bệnh về tim mạch.

Hơn 20 triệu người dùng nước ô nhiễm

Trung Quốc đã và đang xét nghiệm các nguồn nước nhưng quá trình này có thể mất hàng thập kỷ mới hoàn thành. Các nhà khoa học đã tiến hành một công trình nghiên cứu khác nhằm dự đoán khu vực nào ở nước này có nguy cơ nhiễm độc cao nhất.

Qua đó, họ phát hiện 14,7 triệu người có nguy cơ sử dụng nước nhiễm thạch tín ở mức độ cao hơn giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 mg/lít, gần 6 triệu người có nguy cơ sử dụng nguồn nước nhiễm độc gấp 5 lần con số này.

img
Nông dân dẫn nước từ một con suối bị ô nhiễm vào đồng ruộng của họ tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc
Ảnh: REUTERS

Nhà khoa học Michael Berg, Viện Khoa học và Công nghệ nước Liên bang Thụy Sĩ, nhận định: “Trên quy mô toàn thế giới, 140 triệu người có nguy cơ sử dụng nước bị nhiễm thạch tín mỗi ngày”.

TS Guifan Sun (Trường Đại học Y khoa Trung Quốc), thành viên trong đội ngũ thực hiện cuộc nghiên cứu trên, nhấn mạnh: “Ở các khu vực mật độ dân số cao, nguy cơ bị nhiễm thạch tín cao hơn nhiều so với mức độ trung bình khắp đất nước Trung Quốc, đặc biệt là lưu vực sông Hoài ở miền Trung. Nguồn nước tại các khu vực này sẽ được xét nghiệm ngay khi có thể. Sau khi các số liệu nghiên cứu của chúng tôi được công bố, chính phủ Trung Quốc sẽ phải lưu tâm”.

Các nhà khoa học đã sử dụng một số thông tin như độ ẩm, đất và các chỉ số khác về những nơi có nguy cơ nhiễm độc cao, kết hợp nó với dữ liệu về dân số, mức độ thạch tín từ các cuộc xét nghiệm của họ tại hàng ngàn ngôi làng và cuộc xét nghiệm các nguồn nước của chính phủ trong nhiều năm.

Nhà khoa học Luis Rodríguez-Lado, Trường Đại học Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi dựa trên cơ sở đo lường thạch tín ở 2.600 ngôi làng tại 6 tỉnh của Trung Quốc. Cuộc nghiên cứu diễn ra trong suốt 5 năm và được liên kết với các công trình nghiên cứu khác ở Trung Quốc”. Với việc sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích thống kê, các nhà khoa học đã có thể vẽ nên tấm bản đồ những khu vực nhiễm thạch tín cao hơn mức trung bình 10 mg/lít trên toàn đất nước Trung Quốc.

Đấu tranh hay là chết?

Căn cứ theo chuẩn mực do Chính phủ Trung Quốc đưa ra, năm 2011, hơn một nửa số hồ chứa nước lớn nhất quốc gia này bị nhiễm độc nặng nề đến mức chúng không đạt tiêu chuẩn cho con người sử dụng.

Báo The New York Times cho biết hơn 4.700 trạm xét nghiệm chất lượng nước ngầm cho thấy gần 3/5 nguồn nước ở Trung Quốc trong tình trạng khá xấu hoặc đang trở nên xấu hơn. Một nửa số cư dân nông thôn không có nước uống đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Có thể nói chất lượng nguồn nước của Trung Quốc đã không theo kịp bước tiến nhảy vọt của quốc gia này.

Các nhà hoạch định chính sách và công chúng Trung Quốc đổ lỗi cho công tác kiểm soát môi trường lỏng lẻo và việc thi hành pháp luật kém cỏi. Thế nhưng, vấn đề cơ bản hơn là nước này không có đủ nước. Công nghiệp hóa quy mô lớn với tốc độ quá nhanh đã áp đảo nguồn nước vốn khan hiếm. Trung Quốc chỉ có khoảng 7% nước ngọt trên thế giới, trong khi chiếm gần 20% dân số toàn cầu.

Cứ mỗi lần nước được thải ra từ một khu dân cư hoặc nhà máy điện mới, nó lại làm cho các lưu vực sông bẩn thêm. Hai con sông lớn ở Trung Quốc - Hoàng Hà và Dương Tử - là những ví dụ minh họa vấn đề này. Cả 2 con sông chảy từ Tây sang Đông, tức đều đi ngang qua các vành đai công nghiệp lớn của nước này. Do đó, trước khi nguồn nước này đến các khu dân cư, nó cần được xử lý mới có thể sử dụng để ăn uống.

Theo tờ The Economist, các nhà môi trường học nhận định nước là vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc bởi vì nó vừa khan hiếm vừa bị ô nhiễm. Thậm chí, có người còn cho rằng Trung Quốc đang đối mặt với thách thức: Đấu tranh vì từng giọt nước hay là chết.

Báo The New York Times cho biết tình trạng khan hiếm nước đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc. Việc chia sẻ nước sông Mê Kông, một trong những dòng sông dài nhất thế giới, đã ảnh hưởng đến nguồn nước ở Đông Nam Á. Sông Mê Kông chảy ra khỏi tỉnh Vân Nam ở miền Tây Nam Trung Quốc và kéo dài qua nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Giống hầu hết các dòng sông lớn, Mê Kông là con sông huyết mạch duy trì sự phát triển, thương mại và cả sinh kế tại địa phương.

Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã xây dựng một số đập thủy điện mới dọc theo dòng sông này để hỗ trợ sự phát triển kinh tế ở miền Tây Nam. Hậu quả, dòng chảy của sông Mê Kông bị chậm lại khi đến Đông Nam Á, đe dọa ngành công nghiệp cá và an ninh nguồn nước ở đây. Năm 2010, mực nước ở khu vực đồng bằng sông Mê Kông đã xuống đến mức thấp nhất trong 50 năm qua. 

 

Cải thiện chất lượng nước

Tân Hoa Xã cho biết tỉ lệ ung thư tăng cao ở những người uống nước bị ô nhiễm. Nước uống ở miền Bắc Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ mạch nước ngầm, trong khi nitrat, amoniac và kim loại nặng là những chất gây ô nhiễm phổ biến của nước ngầm.

Dữ liệu của Viện Khoa học địa chất Trung Quốc xác định khoảng 44% nước ngầm ở đồng bằng miền Bắc Trung Quốc, gồm: Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Bắc Kinh và Thiên Tân bị ô nhiễm ở những mức độ khác nhau. Ngoài ra, nước mặt ở 57% địa điểm được theo dõi khắp Trung Quốc bị nhiễm độc hoặc cực kỳ ô nhiễm. Vì thế, Chính phủ Trung Quốc đã nhắm đến mục đích trước năm 2015 cắt giảm xu thế chất lượng nước ở đồng bằng phía Bắc đang ngày càng xấu đi, đồng thời đến năm 2020 sẽ cải thiện chất lượng nước.


Kỳ tới: Chết sớm vì tiếng ồn
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo