xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những đòn trả đũa đáng gờm Iran có thể trút xuống Mỹ

Hoài Vy (Theo The Straits Times)

(NLĐO) - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8-5 (giờ địa phương) đã thông báo rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với các nước Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Anh và Mỹ vào năm 2015.

Khi đó, Iran đồng ý cắt giảm chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt. Thế nhưng, hành vi rút lui của Mỹ có lẽ sẽ nhấn chìm thỏa thuận trên.

Giới chuyên gia nhận định Iran có thể trả đũa bằng cách hủy hoại các quyền lợi của Mỹ và các đồng minh của Washington ở Trung Đông.

Những đòn trả đũa đáng gờm Iran có thể trút xuống Mỹ - Ảnh 1.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu về thỏa thuận hạt nhân ở Tehran - Iran hôm 8-5. Ảnh: REUTERS

Dưới đây là một số kịch bản có khả năng xảy ra:

IRAQ

Khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm nhiều lãnh thổ Iraq năm 2014, Iran đã nhanh chóng ủng hộ Baghdad. Kể từ đó, Iran đã giúp trang bị và huấn luyện hàng ngàn chiến binh Shiite ở Iraq, được gọi là lực lượng động viên bình dân (PMF), cũng là một thế lực chính trị đáng kể.

Trong tình hình thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran có thể cổ vũ các phe phái PMF đòi Mỹ rút khỏi Iraq để đẩy mạnh sức ép đối với các lực lượng Mỹ và có thể là cả các cuộc tấn công về quân sự nữa. Đó có thể là những vụ tấn công bằng rốc-két, súng cối và đánh bom bên đường.

SYRIA

Iran và các đồng minh như phong trào Hezbollah ở Lebanon đã can dự vào cuộc chiến tranh Syria từ năm 2012. Iran đã trang bị và huấn luyện hàng ngàn chiến binh bán quân sự Shiite để chống đỡ chính phủ Syria. Israel xác nhận Iran đã tuyển mộ được ít nhất 80.000 chiến binh Shiite.

Sự hiện diện của Iran ở Syria đã đẩy Teheran lần đầu tiên lao vào cuộc xung đột trực tiếp với Israel, với hàng loạt vụ đụng độ ác liệt trong mấy tháng qua. Giới chức Israel khẳng định họ sẽ không bao giờ để cho Tehran hoặc Hezbollah thiết lập sự hiện diện quân sự thường trực ở nước Syria láng giềng.

Khi thỏa thuận hạt nhân sụp đổ hoàn toàn, Iran sẽ ít có động cơ để ngăn chặn các đồng minh Shiite ở Syria thực hiện các cuộc tấn công Israel.

Ngoài ra, Iran và các lực lượng nước này kiểm soát ở Syria có thể gây rắc rối cho khoảng 2.000 binh sĩ Mỹ trú đóng ở miền Bắc và miền Đông Syria để hỗ trợ cho các chiến binh do người Kurd đứng đầu.

Một cố vấn hàng đầu cho nhà lãnh đạo tố cao Iran hồi tháng 4 vừa qua đã nhấn mạnh ông hy vọng Syria và các đồng minh sẽ tống cổ binh sĩ Mỹ ra khỏi miền Đông Syria.

Những đòn trả đũa đáng gờm Iran có thể trút xuống Mỹ - Ảnh 2.

Lửa bốc lên sau cuộc tấn công tên lửa ở Kisweh - Syria hôm 8-5. Cuộc tấn công xảy ra chỉ 2 giờ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và bị Syria tố cáo do Israel tiến hành. Ảnh: AP

LEBANON

Theo giới chức Mỹ và Israel, Iran đang giúp đỡ Hezbollah xây dựng các nhà máy sản xuất tên lửa dẫn đường chính xác hoặc tân trang các tên lửa tầm xa với hệ thống dẫn đường chính xác.

Lâu nay các lực lượng Israel đã liên tục tấn công Hezbollah ở Syria, nơi tổ chức này dẫn dắt nhiều chiến binh Shiite đồng minh của Iran. Tình trạng căng thẳng giữa Israel và Iran đã leo thang trong mấy tuần qua. Mặc dù Hezbollah và Israel đều quả quyết họ không quan tâm đến xung đột, tình trạng căng thẳng trên có thể dễ dàng bộc phát thành một cuộc chiến tranh Lebanon nữa.

Hezbollah hồi năm 2017 từng tuyên bố bất kỳ cuộc chiến tranh nào do Israel gây ra chống lại Syria và Lebanon đều có thể lôi kéo hàng ngàn chiến binh đến từ nhiều nước, trong đó có Iran and Iraq, với ám chỉ rằng các tay súng Shiite có thể đến Lebanon để trợ giúp Hezbollah.

Theo kết quả chưa chính thức hôm 7-5, Hezbollah và các đồng minh chính trị đã giành được hơn phân nửa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội Lebanon. Thời điểm này, Hezbollah đang hợp tác với các đối thủ chính trị, đáng kể nhất là Thủ tướng Saad al-Hariri, nhân vật được các chính phủ phương Tây hậu thuẫn.

Thế nhưng, nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ hoàn toàn, Iran có thể gây sức ép để Hezbollah cô lập các đối thủ, diễn biến được giới chuyên gia đánh giá là có thể gây bất ổn Lebanon.

YEMEN

Iran chưa bao giờ thừa nhận sự can dự trực tiếp về quân sự ở Yemen. Thế nhưng, Mỹ và Ả Rập Saudi xác nhận Tehran cung cấp cho phiến quân Houthi tên lửa và các loại vũ khí khác.

Iran và Ả Rập Saudi đang trong cuộc đấu tranh giành quyền lực trong khu vực. NHững người ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran cho rằng thỏa thuận lâu nay đã ngăn chặn cuộc xung đột này biến thành một cuộc chiến tranh.

Nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ hoàn toàn, Iran có thể gia tăng sự ủng hộ phiến quân Houthi, có thể là khiến Ả Rập Saudi và các đồng minh ở vùng Vịnh, chẳng hạn như Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), có phản ứng đáp trả.

Rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân?

Iran cũng có nhiều phương án chọn lựa liên quan trực tiếp với chương trình hạt nhân của nước này. Giới chức Iran vẫn nói rằng phương án họ đang khảo sát là hoàn toàn rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố đất nước ông không quan tâm đến việc phát triển vũ khí hạt nhân. Thế nhưng, nếu như Iran rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, đó sẽ là tiếng chuông báo động toàn cầu.

Ngay cả trường hợp Iran khong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nước này đã từng ám chỉ rằng có lẽ sẽ gia tăng mức độ làm giàu urani - hoạt động vốn đã bị hạn chế theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Thế nhưng, giới phân tích cho rằng hành động của Iran có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ phản ứng của các bên ký kết còn lại trước hành vi rút lui của Mỹ.

Điều đó phụ thuộc vào: mức độ các nước Đức, Pháp, Anh khăng khăng rằng các công ty của họ có thể tiếp tục làm ăn với Iran theo một thỏa thuận quốc tế đã được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua; mức độ ủng hộ Iran từ phía Nga, đối tác của Iran ở Syria; cũng như mức độ Trung Quốc mong muốn ràng buộc Iran vào sáng kiến Vành đai và Con đường.

Sẽ có sự thử thách quyết tâm nếu chính quyền Tổng thống Trump khôi phục lệnh trừng phạt và đe dọa những kẻ vi phạm sẽ bị loại ra khỏi hệ thống ngân hàng của Mỹ. Tuy nhiên, trong số các nước ký kết, chỉ có Trung Quốc - khách hàng dầu lớn nhất của Iran - có thể phớt lờ điều đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo