xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những dòng sông bị bức tử

thúy nguyễn

Một công ty Trung Quốc bị cáo buộc đổ chất thải và cá thối làm ô nhiễm nguồn nước tại Gambia

Thác Niagara nổi tiếng toàn cầu - tài nguyên chung của Mỹ và Canada - đang đối mặt tình trạng ô nhiễm do con người gây ra.

Vệt đen và mùi hôi

Cuối tháng trước, du khách tham quan thác Niagara (một trong những thác nước hùng vĩ nhất thế giới nằm giữa TP Niagara Falls, tỉnh bang Ontario - Canada và TP Niagara Falls, bang New York - Mỹ) được một phen hoảng hốt khi nhìn thấy những vệt đen và ngửi thấy mùi hôi bốc lên từ sông Niagara. Ông Pat Proctor, Phó Chủ tịch Công ty Rainbow Air Inc. (trụ sở ở bang New York, chuyên cung cấp dịch vụ tham quan bằng trực thăng phía trên thác Niagara), đã báo cho Thị trưởng TP Niagara Falls Paul Dyster, đồng thời hy vọng đó không phải sự cố tràn dầu. 

Ủy ban Quản lý nguồn nước TP Niagara Falls (NFWB) sau đó trấn an dư luận rằng các vệt đen là nước thải và trầm tích (chứa dư lượng từ các bộ lọc carbon đen, được sử dụng để làm sạch nước) do nhà máy xử lý nước thải địa phương - cách thác Niagara hơn 6 km - xả ra.

Giám đốc NFWB, ông Rolfe Porter, cho biết 1 trong 5 bể trầm tích của nhà máy xử lý nước thải tạm thời ngừng hoạt động để chuẩn bị cho đợt nâng cấp vào cuối tháng rồi. Thông thường, việc xả bể được thực hiện vào mùa xuân và mùa thu, kéo dài từ 2-4 giờ mà ít khi thực hiện trong mùa du lịch. Tuy nhiên, do nhà máy được nâng cấp trong ngày 31-7 nên ban quản lý phải xả bể cách đó 2 ngày, khiến nước sông Niagara tại đoạn hứng nước thải trở nên đen ngòm. 

Theo ông Pat, "đám mây nước đen" lan rộng đêm 29-7, sau đó biến mất vào hôm sau. Trong khi đó, Giám đốc Porter khẳng định chất thải đổ vào sông Niagara được nhà máy giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không vượt quá giới hạn an toàn dựa trên giấy phép được cấp cho NFWB hồi tháng 12 năm ngoái, trừ việc gây ra mùi hôi.

Không tin lời giải thích từ nhà máy, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo lập tức yêu cầu mở cuộc điều tra. Ông Andrew cho rằng TP Niagara Falls có thể đã vi phạm tiêu chuẩn về chất lượng nước của tiểu bang và Cục Bảo vệ Môi trường sẽ rà soát vụ việc. Mức phạt cho sai phạm này có thể lên đến 37.500 USD.

Sự cố xảy ra bên phía lãnh thổ Mỹ song nhà chức trách Canada cũng bày tỏ sự quan tâm vì sông Niagara được xem là tài nguyên chung của 2 nước. Thị trưởng TP Niagara Falls, tỉnh bang Ontario - Canada, Jim Diodati, cho biết ông sẽ kiểm tra nguồn nước tại sông Niagara bên phía nước này. Dù không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng một số công ty du lịch địa phương vẫn tỏ ra thất vọng vì không được báo trước. 

Chính quyền 2 thành phố có cùng tên Niagara Falls và NFWB đã gửi lời xin lỗi cư dân địa phương cùng du khách, đồng thời cam kết sẽ làm tốt khâu truyền thông trong tương lai.


Những dòng sông bị bức tử - Ảnh 1.

Nước sông Niagara chuyển sang màu đen hôm 29-7 Ảnh: BUFFALO NEWS

"Dòng sông đỏ"

So với sông Niagara, những gì xảy ra với nguồn nước tại Khu Bảo tồn động vật hoang dã cộng đồng Bolong Fenyo ở Gambia, châu Phi còn nghiêm trọng hơn nhiều. Cư dân ngôi làng Gunjur, phía Nam thủ đô Banjul, đang phản ứng mạnh Công ty Golden Lead (Trung Quốc) vì họ đổ chất thải và cá thối làm ô nhiễm nguồn nước nói trên. 

Mọi chuyện xảy ra từ khi một nhà máy chế biến cá của công ty này đi vào hoạt động hồi tháng 9-2016. Ban đầu, nhiều người tỏ ra hồ hởi vì hy vọng nhà máy có thể tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho dân địa phương. Tuy nhiên, vài tháng sau đó, người dân bắt đầu ngửi thấy mùi hôi, tiếp đến là dòng nước chuyển sang màu đỏ và cá chết hàng loạt. Nhiều người xuống tắm trong dòng nước phàn nàn về các bệnh ngoài da.

Nhận được cáo buộc về tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy của Trung Quốc gây ra, Cơ quan Môi trường quốc gia Gambia (NEA) đã nộp đơn kiện Golden Lead vào giữa tháng 6 qua. Nhà máy của công ty bị tố xả nước thải ra biển trái phép, đồng thời không lưu lại thông tin chi tiết về hoạt động và tiến trình quản lý chất thải theo luật pháp Gambia. Hai bên cuối cùng đồng ý hòa giải ngoài tòa. Golden Lead hứa sẽ rút đường ống xả chất thải ra biển, đánh giá sinh thái toàn diện và khắc phục những thiệt hại gây ra cho môi trường.

Dù vậy, những gì xảy ra với làng Gunjur khiến công ty Trung Quốc không còn được người dân tại những địa phương khác chào đón. Cư dân làng Kartong, gần Gunjur, hồi tháng 5 tiến hành một cuộc biểu tình phản đối sau khi hay tin một công ty khác đến từ đại lục có ý định xây dựng một nhà máy ở địa phương. Họ khẳng định sẽ không cho phép công ty Trung Quốc tàn phá môi trường địa phương bởi điều này sẽ khiến các khách du lịch châu Âu bỏ đi nơi khác.

Đây không phải lần đầu tiên các công ty Trung Quốc làm ăn tại châu Phi bị cáo buộc làm ô nhiễm môi trường. Những vụ việc tương tự đã được ghi nhận tại các mỏ ở Guinea, giếng dầu ở Chad hoặc rừng ở lưu vực Congo. Ngoài ra, các tổ chức môi trường còn lên án hoạt động "vơ vét" cá của tàu Trung Quốc tại Tây Phi. Ngay tại Gambia, theo trang Quartz, một bản kiến nghị kêu gọi Tổng thống Adama Barrow ra tay can thiệp để ngăn công ty Trung Quốc đánh bắt cá quá mức đã thu được hàng ngàn chữ ký. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo