Sự cố cháy nổ bắt nguồn từ lò phản ứng số 4 sau khi một thử nghiệm thất bại hôm 26-4-1986.
Thảm họa đã khiến một khu vực rộng lớn của Liên Xô bị bụi phóng xạ bao phủ. Nhiều khu vực khác tại châu Âu như Na Uy, Thụy Điển, Ý, Áo, Thụy Sĩ cũng bị ảnh hưởng. Chính quyền Liên Xô khi đó đã ra lệnh sơ tán toàn bộ thành phố Pripyat trong nỗ lực khắc phục hậu quả thảm họa hạt nhân tồi tệ này.
Lò phản ứng số 4 sau vụ nổ (ảnh chụp hồi tháng 5-1986). Ảnh: Reuters
Hoạt động khử xạ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh: RIA Novosti
Phương tiện quân sự hoạt động trong khu vực nhà máy cũng phải được khử xạ. Ảnh: RIA Novosti
Nhân viên tham gia hoạt động khắc phục hậu quả. Ảnh: RIA Novosti
Sau khi lệnh sơ tán toàn bộ thành phố Pripyat được đưa ra, khoảng 50.000 người dân đã rời khỏi đó trong vòng 3 giờ. Chính họ cũng không biết rằng mình có thể không bao giờ trở lại quê nhà.
Trong khi lò phản ứng số 4 đã bị hư hỏng không thể sửa chữa thì những khu vực khác của nhà máy vẫn hoạt động bình thường không lâu sau vụ nổ. Lò phản ứng số 1, 2 và 3 đã được khởi động lại từ giữa tháng 10-1986 đến tháng 12-1987. Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện hạt nhân cho đến tháng 12-2000 .
Thảm họa đã để lại nhiều hậu quả thảm khốc cho sức khỏe người dân và khiến Pripyat giờ đây không khác gì một thành phố "ma".
Bé gái Olga Derzhutskaya, 6 tuổi bị ung thư do ảnh hưởng của thảm họa (ảnh chụp năm 1996). Ảnh: Reuters
Hai đứa trẻ bị ung thư do tác động của thảm họa được điều trị tại một bệnh viện đặc biệt ở Minsk - Belarus năm 1996. Ảnh: Reuters
Khung cảnh hoang tàn ở Pripyat sau thảm họa hạt nhân. Ảnh: RT
Bình luận (0)