xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những phi vụ đẫm máu của CIA

NGUYỄN CAO

CIA tiến hành những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào sào huyệt Al-Qaeda và Taliban ở Tây Bắc Pakistan từ năm 2004

Dưới thời tổng thống George W. Bush, những vụ tấn công đó được gọi là một phần "cuộc chiến chống khủng bố" của Mỹ nhằm đánh bại Al-Qaeda và Taliban. Hiện nay, Tổng thống Barack Obama không chỉ tiếp tục những cuộc không kích gây tranh cãi về mặt pháp lý này mà còn mở rộng phạm vi hoạt động  của máy bay không người lái (UAV) kể từ tháng 12-2009.

img

Nhiều nạn nhân ở vùng Bắc Warizistan là trẻ em. Ảnh: SANA

 
Tăng ngân sách cho UAV
 
CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) cũng được chỉ đạo hợp tác chặt chẽ hơn với ISI (Cục Tình báo Liên quân Pakistan) để nâng cao hiệu quả những cuộc không kích. Tháng 5-2009, có tin Mỹ bắt đầu chia sẻ thông tin tình báo với Pakistan nhằm mục đích này. Bộ Quốc phòng Mỹ, trong dự toán ngân sách năm 2011, cũng đã yêu cầu quốc hội tăng thêm 75% để tăng cường các phi vụ UAV.
  
Lý lẽ của Washington là chừng nào chưa dẹp được  sào huyệt Al-Qaeda và Taliban ở vùng biên giới tiếp giáp Afghanistan thuộc miền Tây Bắc Pakistan  thì Mỹ khó lòng tìm thấy chiến thắng ở chiến trường Afghanistan. Đây là cuộc chiến dài nhất (9 năm) trong lịch sử Mỹ và chưa biết bao giờ mới chấm dứt.
 
Các quan chức cao cấp Mỹ nhận định rằng các phi vụ UAV tấn công các phần tử khủng bố ở Pakistan đã và đang mang lại những thành quả đáng khích lệ. Các báo cáo của quân đội Mỹ cho biết vì bị tấn công liên tục bằng UAV, bộ sậu Al-Qaeda đang tan rã, nội bộ xào xáo vì mất niềm tin. Tháng 7-2009, theo nguồn tin tình báo Mỹ, con trai của Osama bin Laden là Saad bin Laden đã bị UAV giết chết hồi đầu năm 2009. Baitullah Mehsud, thủ lĩnh nhóm Tehrik-i-Taliban Pakistan, một nhân vật thân Taliban, cũng đã bị giết ngày 5-8-2009 trong một vụ tấn công của UAV Mỹ.
 
Chiến dịch tìm và diệt  bằng UAV ở Pakistan có mang lại một số kết quả nhất định nhưng nó cũng là một mối đe dọa cho người dân Pakistan.
 
Chết oan nhưng không được bồi thường
  
Chính quyền Pakistan là tiếng nói đầu tiên lên án Mỹ vi phạm chủ quyền và giết hại thường dân khi bí mật tiến hành chiến dịch gọi là "giết có mục tiêu". Theo chính quyền Pakistan, tính từ ngày 14-1-2006 đến 8-4-2009, Mỹ đã thực hiện hơn 60 phi vụ trên lãnh thổ Pakistan, giết chết 701 người, trong đó chỉ có 14  phần tử Al-Qaeda, số còn lại  là thường dân vô tội (báo The News International ngày 10-4-2009).
 
Chính quyền Pakistan không thể không lên án Mỹ mặc dù bên trong có thỏa thuận ngầm với CIA chia sẻ thông tin tình báo chỉ điểm mục tiêu oanh kích, thậm chí cho phép CIA sử dụng sân bay Shamsi của mình để tung UAV. Những vụ tấn công này thường gây ra "thiệt hại phụ” cho thường dân Pakistan nhưng không bao giờ được Mỹ bồi thường. Vụ nhà báo Karim Khan kiện Bộ trưởng Quốc phòng, Giám đốc CIA và trạm trưởng CIA Jonathan Banks đòi bồi thường 500 triệu USD là một ví dụ tiêu biểu cho thấy người dân rất bức xúc. Tuy nhiên, thiệt hại của người dân Pakistan thường bị bỏ qua hoặc giảm nhẹ. Đó là chưa nói đến những phi vụ không có hiệu quả do thông tin tình báo kém chính xác khiến dân thường chết nhiều hơn phiến quân.
 
Nhật báo Dawn News trích dẫn nguồn tin chính phủ Pakistan hồi đầu năm nay cho biết trong năm 2009, CIA đã thực hiện 44 phi vụ UAV ở Pakistan, giết chết 708 người "nhưng chỉ có 5 phi vụ ném bom trúng đích, giết chết 5 chức sắc Al-Qaeda và Taliban. Số còn lại là thường dân Pakistan. Tính ra, để giết một tên Al-Qaeda và Taliban, 140 thường dân vô tội phải chết theo".
 
Tình trạng nói trên đã khiến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) công kích dữ dội chiến thuật của Mỹ. Báo cáo ngày 3-6-2009 của tổ chức này lên án chính quyền Mỹ  không ghi nhận số thương vong của thường dân trong những phi vụ UAV, không tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin và cũng từ chối quyền lợi pháp lý của họ.
img
Máy bay UAV loại Predator được sử dụng nhiều nhất ở Pakistan. Ảnh: ANTI-WAR
 
Bất hợp pháp
 
Philip Alston, điều tra viên của UNHRC, còn đặt  vấn đề pháp lý đối với những phi vụ UAV của CIA. Ngày 27-10-2009, ông Alston yêu cầu Mỹ chứng minh rằng việc giết chóc  dân chúng ở vùng biên giới Afghanistan - Pakistan UAV là  không vi phạm luật pháp quốc tế.
 
Philip Gerald, cựu sĩ quan CIA, cũng cho rằng các phi vụ UAV của CIA ở Pakistan có vấn đề về mặt pháp lý: "UAV (của Mỹ) đang giết thường dân ở Pakistan, YemenSomalia. Mỹ chưa bao giờ tuyên chiến với những nước này, vì vậy nó cần được xem là bất hợp pháp theo luật quốc tế và Hiến pháp Mỹ”.
 
Đáp lại những chỉ trích nói trên, ngày 25-3-2010, Harold Koh, cố vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao Mỹ, tuyên bố rằng những phi vụ UAV là hợp pháp bởi vì Mỹ có quyền tự vệ. Theo Koh, Mỹ đang chiến đấu với Al-Qaeda, Taliban và các nhóm trực thuộc là những tổ chức khủng bố. Do đó Mỹ buộc phải dùng những biện pháp tự vệ mạnh mẽ nhưng phù hợp với luật pháp quốc tế.
 
Ở Mỹ, không phải ai cũng đồng tình với Koh. Hạ nghị sĩ Dennis Kucinich cho rằng Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế vì đã "tấn công vào một nước chưa từng tấn công Mỹ bao giờ".
 
Nhân dân Mỹ cũng từng biểu tình chống các phi vụ UAV ở Pakistan.  Trong một vụ biểu tình bên ngoài căn cứ không quân Creech của Mỹ – nơi xuất kích UAV-  ngày 9-4-2009, nhiều người đã bị bắt, trong đó có  một cha xứ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo