xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những thị trấn chết mòn

Xuân Mai

Hoạt động khai thác than tại Trung Quốc đã gây ra 26.000 thảm họa địa chất tính đến cuối năm 2014, ảnh hưởng 10.000 km2 đất đai

Nằm sâu trong vùng đất mỏ thuộc tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc, người dân làng Hà Lâm đang đối mặt cuộc chiến mà họ nắm chắc phần thua. Quá trình khai thác than khiến nhiều vết nứt, hố “tử thần” xuất hiện liên tục trên mặt đất trong lúc các bức tường cũng lún dần.

Cuộc sống đáng sợ

Nhiều xóm nhỏ nằm gần khoảng 100 hầm than đang bị bỏ hoang ở Hà Lâm, ngoại ô TP Hiếu Nghĩa. Dù vậy, người dân địa phương này lại không nằm trong diện ưu tiên được di dời của chính quyền tỉnh Sơn Tây, nơi hàng trăm ngàn người đối mặt nguy cơ sụt lún. “Chính quyền chưa bảo chúng tôi rời khỏi làng. Khi họ ra lệnh, chúng tôi sẽ ra đi vui vẻ. Ở đây không an toàn và những người có chút tiền đều đã tới chỗ khác. Cuộc sống ở đây đáng sợ nhưng chúng tôi có thể làm gì chứ?” - anh Vương Quân Kỳ, một người dân trong làng, nói với hãng tin Reuters.

Sự bùng nổ của ngành công nghiệp khai thác than ở Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua giờ đây lại khiến nhiều chính quyền không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cho sơ tán hàng trăm cộng đồng dân cư có nguy cơ bị sụt lún. Không đâu chứng kiến nhiều xáo trộn như tỉnh Sơn Tây, nơi chịu thiệt hại đến 11,6 tỉ USD do tác động của khai thác than đến môi trường. Bảng thông báo tại một ngôi làng gần Hà Lâm cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Có tổng cộng 19 “vùng thảm họa” bên trong một khu vực diện tích 13,25 km2 tại 23 làng. Khu vực này cũng chứng kiến 55 trận lở đất, 950 vết nứt và 808 trường hợp nhà sập vì hiện tượng đất lún.

Để giảm thiểu thiệt hại, nhà chức trách Sơn Tây dự kiến sơ tán 655.000 người khỏi những khu vực có nguy cơ sụt lún do hoạt động khai thác than vào cuối năm 2017. Quá trình tái định cư này ước tính tốn khoảng 2,37 tỉ USD. Riêng chính quyền TP Hiếu Nghĩa đã chi hơn 901,31 triệu USD để xử lý vấn đề đất sụt lún, đồng thời có kế hoạch di dời 230.000 dân trong giai đoạn 2014-2017.

Trên phạm vi toàn quốc, số liệu chính thức cho thấy hoạt động khai thác than đã gây ra 26.000 thảm họa địa chất tính đến cuối năm 2014, ảnh hưởng 10.000 km2 đất đai. Hồi tháng rồi, Bộ Đất đai Trung Quốc cho biết sẽ chi 11,27 tỉ USD để phục hồi những khu vực từng có mỏ than hoạt động cũng như xử lý chất thải từ khai thác than trong 5 năm tới. Một vấn đề khác của ngành công nghiệp than cũng như không ít ngành khác là sự thừa công suất giữa lúc nhu cầu sụt giảm và sự chuyển hướng sang các dạng năng lượng sạch hơn. Chứng kiến tình trạng thừa mứa đến 2 tỉ tấn than mỗi năm, Bắc Kinh dự định đóng cửa khoảng 1.000 mỏ than trong năm 2016.

Một phụ nữ bật khóc khi đứng trước ngôi nhà bị hư hại do đất lún tại làng Hà LâmẢnh: Reuters
Một phụ nữ bật khóc khi đứng trước ngôi nhà bị hư hại do đất lún tại làng Hà LâmẢnh: Reuters

Hạ tầng xuống cấp

Nước Nga cũng đang chứng kiến một thảm họa môi trường tương tự dù nguyên nhân đến từ ngành công nghiệp dầu. Theo Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường Nga Sergei Donskoi, khoảng 1,5 tấn dầu bị rò rỉ ở Nga mỗi năm, cao gấp đôi vụ tràn dầu kỷ lục của giàn khoan Deepwater Horizon ở vịnh Mexico năm 2010. Nguyên nhân chính được đưa ra là khoảng 60% hạ tầng đường ống dẫn dầu đã xuống cấp, thể hiện qua con số 11.709 vụ vỡ đường ống được ghi nhận ở Nga vào năm 2014.

Những lý do khác, theo các nhà hoạt động, là hình phạt chưa nghiêm khắc dành cho các sai phạm về môi trường và tình trạng giám sát lỏng lẻo. Các công ty dầu nhận thấy họ thà chịu phạt còn hơn bỏ tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng hoặc chi tiền cho vấn đề xử lý ô nhiễm.


Những vụ tràn dầu ở Cộng hòa Komi đe dọa nguồn thực phẩm và nước uống của người dân. Ảnh: The Guardian

Những vụ tràn dầu ở Cộng hòa Komi đe dọa nguồn thực phẩm và nước uống của người dân. Ảnh: The Guardian

Cộng hòa Komi thuộc Nga đang phải chứng kiến tình trạng tràn dầu đe dọa đến nguồn tài nguyên cá, đồng cỏ và nước sinh hoạt do cơ sở hạ tầng cũ kỹ. Năm 1994, một đường ống dẫn ở thị trấn Usinsk, gồm 39.000 dân và là trung tâm khai thác dầu của Komi, phun hơn 60.000 tấn dầu ra môi trường xung quanh. Đây được xem là một trong những vụ tràn dầu lớn nhất từng xảy ra trên đất liền. Một loạt sự cố trong các năm 2013, 2014 và 2015 cũng khiến hàng trăm tấn dầu tràn ra ngoài.

Người dân tại Usinsk phàn nàn rằng những sự cố tràn dầu xảy ra thường xuyên đang gây ô nhiễm nguồn nước uống sinh hoạt, cá sông và nai (2 nguồn thực phẩm chính của họ) trong lúc gây ra những vấn đề về sức khỏe. Những số liệu có được vào năm 2010 từ một bệnh viện tại làng Ust-Usa, dọc bờ sông Pechora, ghi nhận sự gia tăng các căn bệnh do tác động của sự cố tràn dầu vào năm 2010. Chẳng hạn như số ca bệnh về hệ thần kinh ở người lớn tăng từ 26 năm 1995 lên 70 năm 2009. Đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi, con số này tăng từ 72 lên 254.

Hậu quả không chỉ giới hạn ở Komi. Các dòng sông như Pechora ước tính mang theo 500.000 tấn dầu đến Bắc Băng Dương mỗi năm. Vì thế, hơn 11.000 người đã ký vào một kiến nghị của Tổ chức Hòa bình Xanh, yêu cầu các công ty dầu thay thế toàn bộ đường ống hoạt động quá 25 năm vào năm 2022. “Chúng tôi không yêu cầu các công ty dầu khí rời đi. Thay vào đó, họ cần khai thác sao cho chúng tôi có bầu không khí trong lành và nguồn nước sạch” - bà Yekaterina Dyachkova, giáo viên sinh học kiêm nhà hoạt động tại Komi, cho biết.

Không thấm vào đâu

Đối mặt sức ép ngày càng tăng, Công ty Dầu khí Lukoil cho biết đã đầu tư gần 300 triệu USD cho các biện pháp bảo vệ môi trường tại Komi. Ngoài ra, sẽ thay mới 370 km đường ống dẫn dầu cũ trong năm 2016. Tuy nhiên, con số này xem ra chẳng thấm vào đâu khi mạng lưới đường ống dẫn dầu của Lukoil tại Komi dài đến 7.000 km.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo