xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nobel Hòa bình 2018 gây tò mò đến phút cuối

Xuân Mai

Trang Slate (Mỹ) "dội gáo nước lạnh" những đồn đoán Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay: "Đừng nghĩ tới chuyện đó!".

Tạp chí Time (Mỹ) cũng đánh giá tổng thống Mỹ là một ứng viên gây chú ý vì những đóng góp tiềm tàng vào việc kết thúc chiến tranh Triều Tiên, phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và mang lại hòa bình cho khu vực.

Tuy nhiên, theo ông Dan Smith - người đứng đầu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển) - ông chủ Nhà Trắng đã có một loạt quyết định mang tính tiêu cực đối với hòa bình thế giới, đáng chú ý nhất là rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân Iran.

Chủ nhân của giải thưởng danh giá nói trên được Ủy ban Nobel công bố tại thủ đô Oslo - Na Uy trong ngày 5-10. Năm ngoái, giải được trao cho Chiến dịch quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICANW) - tổ chức thứ 23 được vinh danh kể từ khi giải ra đời năm 1901. Còn năm nay, tổng cộng 331 ứng viên, gồm 216 cá nhân và 115 tổ chức, được đề cử - nhiều thứ hai từ trước tới nay (chỉ sau năm 2016).

Nobel Hòa bình 2018 gây tò mò đến phút cuối - Ảnh 1.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nắm tay sau khi xem buổi biểu diễn tại thủ đô Bình Nhưỡng - Triều Tiên hôm 19-9 Ảnh: REUTERS

Theo Time, ngoài ông Trump, còn 2 nhân vật khác liên quan đến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên được nhắc đến nhiều, đó là nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Cả hai được xem là những người đi đầu trong nỗ lực hàn gắn quan hệ liên Triều và từng bước hướng đến phi hạt nhân hóa.

Trong khi ông Kim bị "điểm trừ" là các cáo buộc vi phạm nhân quyền thì cơ hội cho ông Moon khá cao, nhất là sau khi người tiền nhiệm Kim Dae-jung được vinh danh nhờ "chính sách Ánh dương" năm 2000. Tuy vậy, đề cử được chốt lại hôm 31-1, còn cuộc gặp lịch sử giữa hai ông Moon - Kim diễn ra vào cuối tháng 4 và Ủy ban Nobel có thể muốn chứng kiến thêm kết quả của tiến trình này.

Gây ấn tượng mạnh trong số các tổ chức là #Metoo - phong trào nâng cao nhận thức toàn cầu về lạm dụng và tấn công tình dục. Giải thưởng Nobel Hòa bình cũng có thể tôn vinh những "chiến binh" trên mặt trận chống bạo lực tình dục như bác sĩ phụ khoa người Congo Denis Mukwege hay nạn nhân người Yazidi - cô Nadia Murad - từng bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắt cóc vào năm 2014.

Trong khi đó, ông Henrik Urdal, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo (Na Uy), cho rằng Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP) có thể đoạt giải nhờ công cuộc cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người bị đói mỗi năm.

Ngoài ra, còn có các ứng viên tiềm năng khác gồm Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), blogger người Ả Rập Saudi Raif Badawi, các tổ chức bảo vệ truyền thông như Tổ chức Phóng viên không biên giới và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (RSF), thủ lĩnh phong trào sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Giáo hoàng Francis…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo