Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vạch ra chiến dịch ngăn chặn các phi hành gia mang virus và mầm bệnh nguy hiểm tiềm tàng đến ISS, được gọi là "Ổn định sức khỏe". Cụ thể, phi hành đoàn đến ISS phải trải qua một cuộc kiểm tra thể chất 10 ngày, bao gồm các xét nghiệm để bảo đảm họ không mắc Covid-19.
Nếu cho kết quả âm tính, mỗi cá nhân được yêu cầu hạn chế tiếp xúc, sau đó cách ly 2 tuần kế tiếp trước ngày bay để xác định xem họ có đang ủ bệnh hay không.
Kết hợp biện pháp cách ly và vệ sinh khử trùng khiến mầm bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho phi hành gia trên ISS. Ảnh: NASA
Theo Luis Zea, nhà nghiên cứu ở Viện công nghệ vũ trụ BioServe thuộc Đại học Colorado Boulder, ISS có lẽ là một trong những nơi an toàn nhất vào thời điểm này. "Đó là từ thực tế virus SARS-CoV-2 chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn trên các bề mặt. Người nhiễm virus chắc chắn sẽ được kiểm tra và chẩn đoán trong thời gian cách ly bắt buộc trước khi khởi hành" – nhà nghiên cứu nói.
ISS áp dụng quy trình hiệu quả nhằm ngăn mầm bệnh lan tới trạm qua các chuyến bay chở hàng. Hiện nay, đồ vật đưa lên trạm đều được vệ sinh kỹ lưỡng và đôi khi khử trùng. Trên thực tế, vi trùng luôn song hành cùng phi hành đoàn. Luis Zea cho biết: "Con người luôn có nhiều vi khuẩn ở trong và ngoài cơ thể, do đó bất kể chúng ta đi đâu, chúng luôn đi theo chúng ta".
Mọi phi hành gia đều trải qua tập huấn y tế khẩn cấp và duy trì liên lạc thường xuyên với đội ngũ bác sĩ trên mặt đất phụ trách theo dõi sức khỏe của họ. Trong trường hợp xảy ra trường hợp khẩn cấp y tế, phi hành đoàn luôn sẵn sàng xử lý tình huống. Luis Zea cho biết luôn có tàu Soyuz ghép nối với ISS để đảm bảo thành viên phi hành đoàn có thể sơ tán kịp thời nếu cần.
Dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia khốn đốn, nói như Thủ tướng Đức Angela Merkel trong bài phát biểu đầu tiên gửi đến toàn thể người dân kể từ khi dịch bùng phát, Covid-19 là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với nước này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Để vượt qua Covid-19, bà Angela Merkel ngày 18-3 kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm túc các hạn chế đi lại, không tin vào các tin đồn thất thiệt và mua sắm thực phẩm "có trách nhiệm".
Một người đứng trước Trung tâm mua sắm KaDeWe bị đóng cửa ở thủ đô Berlin – Đức. Ảnh: AP
Theo số liệu của trang Worldometers, đến hết ngày 18-3, nước Đức hiện có 12.327 ca nhiễm và 28 ca tử vong. Theo giới chức y tế Đức, gần như chắc chắn sẽ phải ra lệnh phong toả trong một vài ngày tới. Cùng ngày, thị trấn Mitterteich ở bang Bavaria miền Nam nước Đức trở thành địa phương đầu tiên tại Đức ra lệnh phong toả. Toàn bộ người dân trong thị trấn này chỉ được phép ra khỏi nhà khi có việc cực kỳ cấp bách.
Mặc dù đại dịch lan rộng trên Trái đất, công ty SpaceX dự định đưa người lên không gian vào tháng 5.
SpaceX tuyên bố nhiệm vụ có người lái đầu tiên mang tên Demo-2. Trong nhiệm vụ này, tàu Crew Dragon sẽ đưa hai phi hành gia NASA, Bob Behnken và Doug Hurley, ghé thăm ISS trong ít nhất vài ngày. Các chuyên gia vẫn đang cân nhắc về độ dài của nhiệm vụ. Hai phi hành gia Behnken và Hurley đang trải qua quá trình huấn luyện tăng cường vì theo NASA, có thể họ sẽ ở lại trạm ISS lâu hơn dự kiến ban đầu.
Theo Newsweek, ISS quay quanh Trái Đất ở độ cao hơn 400 km, do các cơ quan vũ trụ của Mỹ, Nga, Nhật Bản, châu Âu và Canada đồng vận hành.
Bình luận (0)