xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nước cờ khôn ngoan của Nga

LỤC SAN

Thiết lập hệ thống tên lửa phòng không chung với Armenia giúp Tổng thống Vladimir Putin bắn 1 mũi tên trúng 2 đích

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cùng người đồng cấp Armenia Seyran Ohanyan đã ký thỏa thuận thành lập hệ thống phòng không chung trong khu vực ở Caucasus, bên cạnh thỏa thuận hợp tác quốc phòng năm 2016, hôm 23-12.

Tổng Tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ Nga, Trung tướng Pavel Kurachenko, ước tính hệ thống phòng không khu vực nêu trên bao gồm 19 đơn vị hàng không, 47 đơn vị tên lửa phòng không, 19 đơn vị kỹ thuật vô tuyến điện và 3 tiểu đoàn tác chiến điện tử riêng biệt.

Động thái này có liên quan đến vụ chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, theo nhận định của cựu Phó Tư lệnh Lực lượng Phòng không Nga, Trung tướng Alexander Luzan. “Ngày nay, không quân đóng vai trò chính trong chiến đấu. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO và máy bay Mỹ cũng đang hiện diện ở các sân bay Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc này cần phải có một hệ thống an toàn hơn để bảo vệ không phận và điều đó đòi hỏi những nỗ lực chung” - Trung tướng Luzan nhấn mạnh.

 


Máy bay tiêm kích đa năng MiG-29 của Nga tại căn cứ Erebuni ở Armenia Ảnh: MEDIAMAX.AM

Máy bay tiêm kích đa năng MiG-29 của Nga tại căn cứ Erebuni ở Armenia Ảnh: MEDIAMAX.AM

Bộ Quốc phòng Nga đã củng cố lực lượng ở Armenia bằng cách đưa 6 trực thăng tấn công Mi-24P và trực thăng vận tải Mi-8MT hiện đại đến căn cứ Erebuni hôm 21-12. Hai tuần trước, Nga cũng triển khai 7 chiếc trực thăng Mi-24 và Mi-8MT đến căn cứ này. Các nhiệm vụ liên quan đến số trực thăng này sẽ bắt đầu vào quý I/2016, theo Bộ Quốc phòng Nga.

Nằm cách thủ đô Yerevan - Armenia 12 km về phía Tây Nam, căn cứ Erebuni đã được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300 và máy bay tiêm kích đa năng MiG-29 từ trước. Nga còn có một căn cứ khác tại Gyumri, gần biên giới Armenia - Thổ Nhĩ Kỳ. Theo một thỏa thuận liên chính phủ, quân đội Nga sẽ ở lại Armenia tới năm 2044 với số lượng nhân viên quân sự tại 2 căn cứ Erebuni và 102 ở Gyumri khoảng 4.000-5.000 người.

Công ty tình báo toàn cầu Stratfor (Mỹ) nhận định Nga đã đi một nước cờ địa chính trị khôn ngoan khi ký thỏa thuận thiết lập hệ thống tên lửa phòng không chung với Armenia, qua đó giúp Tổng thống Vladimir Putin bắn 1 mũi tên trúng 2 đích.

Trước hết, Moscow củng cố được vị trí của mình tại miền Nam Caucasus cũng như tăng cường an ninh biên giới trước nguy cơ phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng xâm nhập Nga thông qua các cộng hòa Hồi giáo ở miền Nam nước này. “Moscow đang muốn theo dõi sát sao biên giới phía Nam trong khi đẩy mạnh can dự vào cuộc chiến ở Syria. Sự hiện diện quân sự ở Armenia, quốc gia kề cận khu vực Trung Đông, rất thích hợp để Nga đạt được mục đích này” - Stratfor khẳng định.

Cái đích thứ hai, hệ thống phòng không chung với Armenia giúp Nga đối phó với việc NATO thúc đẩy hoạt động quân sự ở Đông Âu, gần biên giới Nga, đồng thời làm đảo lộn tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.

Ngoài Armenia, theo trang Sputnik, Nga còn đang hợp tác với Kyrgyzstan và Tajikistan để thành lập các hệ thống phòng không tương tự. Trước đó, Nga đã ký hợp đồng thành lập hệ thống phòng không chung với Kazakhstan vào năm 2013, trong khi các hệ thống phòng không của Nga và Belarus đã được hợp nhất.

 

Thay Thổ Nhĩ Kỳ bằng Iran

Theo báo Vzglyad, Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Igor Shuvalov cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh thành lập nhóm nghiên cứu hình thành khu vực thương mại tự do giữa Cộng đồng Kinh tế Á - Âu với Iran. Ủy ban Kinh tế Á - Âu cũng quyết định xem xét giảm thuế suất cho nông sản nhập từ Iran và sẽ bắt đầu áp dụng trong tháng 1-2016. Iran đã tích cực nỗ lực củng cố vị thế trên thị trường Nga sau khi Moscow áp đặt lệnh cấm vận thực phẩm đối với các nước phương Tây cũng như Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại cuộc họp báo ngày 23-12, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đồng mưu trong vụ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga hôm 24-11. Đầu tuần này, người phát ngôn chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus đã đưa ra nhiều thông tin về chiến dịch không kích của Nga ở Syria và theo ông Konashenkov, Mỹ chính là bên cung cấp.

“Đó có thể xem là lời thú nhận chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ rằng chiến dịch bắn máy bay Nga ở Syria và sát hại phi công Nga đã được lên kế hoạch từ trước” - ông Konashenkov nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo