Cuộc khủng hoảng nói trên là hậu quả của trận hạn hán suốt 3 năm đã làm khô cạn các con đập của thành phố, tác động không nhỏ đến một đất nước đang bất ổn về chính trị và gặp khó về kinh tế.
Rất may, mới đây, giới chức tuyên bố Cape Town đã thoát "ngày tận thế" - tức không trở thành thành phố lớn đầu tiên trên thế giới cạn sạch nước. Nhưng không vì thế mà giới chức chính phủ, khoa học gia và chính trị gia, đặc biệt là ở bán cầu Nam khô cằn này, bớt lo sợ trước viễn cảnh một thành phố lớn nào đó của họ có thể là nạn nhân kế tiếp.
Cư dân TP Cape Town xếp hàng lấy nước từ một con suối ở vùng ngoại ô Ảnh: REUTERS
Đó cũng là thước đo về mức độ lo lắng và sự thiếu lòng tin vào khả năng ứng phó của chính quyền, đồng thời đe dọa gây xáo trộn bức tranh chính trị ở Nam Phi.
Vấn đề cốt lõi là Liên minh Dân chủ theo đường lối tự do đang lãnh đạo TP Cape Town và tỉnh Western Cape. Đây là tỉnh duy nhất có chính quyền không được điều hành bởi Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền - vốn thống trị chính trường cả nước kể từ khi chiến thắng trong cuộc bầu cử đầu tiên thời hậu Apartheid năm 1994.
Nhiều chính khách ANC sẽ muốn chứng kiến uy tín của Liên minh Dân chủ sụt giảm do cuộc khủng hoảng nước ở Cape Town, từ đó mở đường cho ANC giành lại tỉnh này vào năm 2019. Luật pháp quy định các chính quyền địa phương, tỉnh và trung ương có những vai trò cụ thể trong tiến trình quản lý nước và họ không ít lần đưa ra những cáo buộc, xúc phạm lẫn nhau.
Trong khi sự thật là tất cả đảng phái đều phạm sai sót, còn giới chức Cape Town có lẽ không phải chịu trách nhiệm vì thiếu kế hoạch dài hơi. Các con đập ở thành phố này từng tràn bờ năm 2014 và xác suất xảy ra một trận hạn hán kéo dài 3 năm chỉ là 0,1%. Do đó, nhà chức trách địa phương không muốn gặp rủi ro chính trị bằng cách chuyển nguồn kinh phí đang rất cần thiết cho sự phát triển xã hội vào việc cải thiện hạ tầng nước.
Bình luận (0)