xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Assange bị bắt ở Anh

Hoàng Phương

Ông Julian Assange, nhà sáng lập WikiLeaks, tuyên bố sẽ chống lại việc dẫn độ về Thụy Điển. Mỹ hài lòng trước vụ bắt giữ ông Assange

Cảnh sát Anh hôm 7-12  đã bắt giữ Julian Assange, nhà sáng lập website WikiLeaks, sau khi ông có mặt tại một đồn cảnh sát ở London theo lịch hẹn vào 9 giờ 30 phút (giờ địa phương).

 
“Vụ tấn công vào tự do truyền thông”
 
Ông Assange bị  bắt theo một lệnh truy nã của nhà chức trách Thụy Điển với cáo buộc cưỡng hiếp và quấy rối tình dục. Sau đó, xuất hiện tại Tòa án thành phố Westminster, ông Assange cho biết sẽ chống lại việc dẫn độ sang Thụy Điển. Ngoài ra, ông Assange cũng bác bỏ những cáo buộc nhằm vào mình ở Thụy Điển.
 
Tại phiên tòa, thẩm phán Howard Riddle đã từ chối cho Assange được bảo lãnh tại ngoại. Theo đài BBC (Anh), Assange tiếp tục bị giam giữ để chờ phiên tòa xem xét khả năng dẫn độ ông.
 
Phiên tòa này dự kiến diễn ra vào tuần tới. Nếu thẩm phán phiên tòa này phán quyết lệnh truy nã Assange là đúng về mặt pháp lý, ông có thể bị dẫn độ sang Thụy Điển. Tuy nhiên, tiến trình dẫn độ này có thể mất nhiều tháng, nhất là khi Assange lên tiếng chống lại việc dẫn độ.  
 
img
Ông Mark Stephens, luật sư của Julian Assange, trả lời phỏng vấn
bên ngoài Tòa án thành phố Westminster (Anh) hôm 7-12. Ảnh: AP
Ông Kristinn Hrafnsson, người phát ngôn của WikiLeaks, cho biết việc bắt giữ ông Assange là một vụ tấn công vào sự tự do truyền thông nhưng điều này sẽ không ngăn họ tiếp tục công bố tài liệu ngoại giao mật của Mỹ.
 
Ông nói với hãng tin Reuters: “WikiLeaks vẫn đang hoạt động. Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đã đi. Bất kỳ diễn biến nào liên quan đến Assange sẽ không làm thay đổi kế hoạch công bố tài liệu mật trong những ngày tới”. Ông cho biết thêm rằng WikiLeaks đang được vận hành bởi một nhóm thành viên ở London và những địa điểm bí mật khác.
 
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang ở thăm Afghanistan cho biết ông hài lòng trước vụ bắt giữ ông Assange. Trước đó, Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Eric Holder tiết lộ đã cho phép thực hiện một số hành động nhằm truy tố Assange vì vụ công bố tài liệu ngoại giao mật của Mỹ.
 

Myanmar từng muốn mua đội bóng M.U

Một bức điện báo ngoại giao gửi từ Đại sứ Mỹ ở Myanmar cho biết nhà lãnh đạo nước này là Thống tướng Than Shwe vào đầu năm 2009 từng có ý định bỏ ra 1 tỉ USD để mua lại đội bóng Anh Manchester United (M.U) mà ông hâm mộ. Tuy nhiên, ông Than Shwe sau đó kết luận rằng thương vụ này là không phù hợp vào thời điểm đất nước vẫn còn khắc phục hậu quả của bão Nagris năm 2008. Thay vào đó, ông Than Shwe quyết định đầu tư thành lập giải bóng đá mới trong nước.

Ông Holder không nói rõ những hành động trên là gì mà chỉ cho biết bộ của ông đang xem xét những biện pháp nhằm ngăn chặn vụ rò rỉ tài liệu mật tiếp diễn. Tuy nhiên, ông không cho biết liệu Chính phủ Mỹ có đang tìm cách đóng cửa WikiLeaks hay không.
 
NATO bảo vệ 3 nước vùng Baltic
 
Hôm 7-12, thêm nhiều nội dung tài liệu ngoại giao mật của Mỹ tiếp tục được công bố, trong đó đáng chú ý là kế hoạch bảo vệ 3 nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania của NATO trước mối đe dọa của Nga.
 
Theo báo The Guardian (Anh), quyết định soạn thảo kế hoạch nói trên được tiến hành bí mật vào đầu năm nay theo sau sự thúc giục của Mỹ và Đức. Trước đó, 3 nước trên đã vận động để có được những biện pháp bảo vệ bổ sung theo sau cuộc chiến Nga – Georgia vào năm 2008. 
 
Vào tháng 1-2010, các quan chức quân sự NATO đã phê chuẩn việc mở rộng kết hợp bảo vệ Ba Lan sang cả 3 nước vùng Baltic trong một kế hoạch phòng thủ khu vực mới có tên mã là Eagle Guardian.
 
Trong một tiết lộ khác, Chính phủ Mỹ đã bí mật nỗ lực ngăn nguồn cung cấp vũ khí trái phép đến các nhóm Hồi giáo ở Trung Đông, như phong trào Hamas của Palestine và nhóm Hezbollah ở Lebanon. Một trong những biện pháp mà Washington áp dụng là gây sức ép lên các nước Ả Rập trong khu vực để họ không hợp tác với hoạt động này.
 
Bên cạnh đó, nội dung một tài liệu mật bị rò rỉ cho thấy Chính phủ Mỹ đã vận động hành lang để ngăn việc bổ nhiệm một nhà khoa học Iran vào một vị trí quan trọng trong Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC).
 
Tại một cuộc họp ở Geneva (Thụy Sĩ) vào năm 2008, phái đoàn Mỹ đã nói với ông Rajendra Pachauri, người đứng đầu IPCC, rằng việc chọn nhà khoa học Mostafa Jafri vào vị trí đồng chủ tịch của một nhóm khí hậu quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc tài trợ của Mỹ cho tổ chức này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo