icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Assange “buồn” Thụy Điển

Hoàng Phương

Ông Julian Assange, nhà sáng lập website WikiLeaks, cho rằng Lầu Năm Góc đang nỗ lực truy tố ông vì tội làm gián điệp

Trả lời phỏng vấn trong một phim tài liệu phát sóng trên truyền hình Thụy Điển hôm 12-12, ông Assange nói: “Tôi đến Thụy Điển tị nạn vì dính đến một cuộc chiến xuất bản lạ thường với Lầu Năm Góc và họ đang nỗ lực truy tố tôi vì tội gián điệp”.
 
Ngoài ra, ông Assange cũng nhận định rằng hệ thống pháp lý  Thụy Điển đã bị lạm dụng và điều này khiến ông rất buồn và thất vọng. Phim tài liệu này được thực hiện trước khi ông Assange bị bắt ở Anh vì những cáo buộc phạm tội tình dục ở Thụy Điển.
 
img
Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov cũng được nhắc đến trong tài liệu ngoại giao mật của Mỹ. Ảnh: Reuters
 
Amazon.com bị tấn công?
 
Ông Assange dự kiến sẽ ra tòa ở Anh trong ngày 14-12, nơi ông và các luật sư sẽ chống lại việc dẫn độ sang Thụy Điển.  Trước đó, Jennifer Robinson, luật sư của ông Assange tại Anh, nói rằng Mỹ sớm muộn gì cũng sẽ truy tố thân chủ của bà.
 
Theo hãng tin Reuters, Bộ Tư pháp Mỹ đang xem xét hàng loạt cáo buộc hình sự, trong đó bao gồm những vi phạm Đạo luật Gián điệp năm 1917, để kiện ông Assange và WikiLeaks.
 
Có thể nói ông Assange hiện không khác gì kẻ thù số 1 của Mỹ sau một loạt vụ công bố tài liệu mật của nước này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ông Assange đã từng dự một bữa tiệc của Đại sứ quán Mỹ ở Reykjavik (Iceland) gần một năm trước.
 
Bà Birgitta Jondsdottir, một nghị sĩ Iceland và từng là nhà hoạt động trong WikiLeaks, cho báo Telegraph (Anh) biết ông Assange đến dự tiệc với tư cách là khách mời của bà.
 
Điều trớ trêu là ông Assange khi đó đang ở Iceland để chuẩn bị cho việc tung ra đoạn video tối mật của quân đội Mỹ quay cảnh một vụ tấn công vào thường dân ở Iraq. Đại sứ quán Mỹ ở Reykjavik không bình luận gì về thông tin này.
 
img
 Ông Julian Assange “buồn và thất vọng” vì ông cho rằng hệ thống pháp lý của Thụy Điển bị lạm dụng. Ảnh: Reuters

Cũng liên quan đến vụ WikiLeaks, các công tố viên Hà Lan hôm 12-12 đã phóng thích một thanh niên 19 tuổi sau khi người này thừa nhận tham gia các cuộc tấn công trên mạng do những người ủng hộ website WikiLeaks phát động.
 
Người thanh niên này bị bắt  ở thành phố Hoogezand-Sappemeer hôm 11-12 sau khi tham gia  các cuộc tấn công nhằm vào website của các công ty MasterCard, Visa, Moneybrookers và công tố viên quốc gia Hà Lan.
 
Hiện chưa rõ người này có bị truy tố hay không. Trước đó, một thiếu niên 16 tuổi đã bị tạm giam ở Hà Lan vì những hành vi tương tự nhưng mức độ vi phạm bị xem là nghiêm trọng hơn.
 
Cùng ngày, các trang web của nhà bán lẻ trực tuyến Amazon.com ở châu Âu bị tê liệt khoảng 30 phút nhưng hiện chưa rõ vụ việc có liên quan đến các vụ tấn công trên mạng nhằm vào những công ty chống WikiLeaks hay không.
 
Amazon là một trong những công ty Mỹ đầu tiên chấm dứt giao dịch với WikiLeaks sau khi website này bắt đầu công bố tài liệu mật. Nhóm tin tặc Anonymous ủng hộ WikiLeaks đã kêu gọi các cuộc tấn công website này.
 
Úc lo Israel tấn công Iran
 
Tại Mỹ, thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand và hạ nghị sĩ Yvette Clarke kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện một nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với các cuộc tấn công trên mạng sau vụ WikiLeaks.
 
Theo hãng tin AP, hai nghị sĩ này cho rằng cuộc chiến mạng liên quan đến WikiLeaks cho thấy thế giới có nguy cơ bị tổn thương bởi các mối đe dọa trực tuyến và Mỹ cần sử dụng các công cụ để bảo vệ hạ tầng của mình.
 
Trong khi đó, báo Sydney Morning Herald (Úc) hôm 13-12 dẫn nội dung tài liệu ngoại giao mật của Mỹ - do WikiLeaks tung ra - cho biết giới tình báo Úc lo ngại Israel có thể đơn phương tấn công quân sự Iran để phá hủy các cơ sở hạt nhân nước này, đe dọa dẫn đến chiến tranh hạt nhân ở Trung Đông.
 
Các quan chức Úc đã vài lần nói với các đồng minh về những lo ngại này, đồng thời đánh giá rằng chương trình hạt nhân của Iran chỉ nhằm mục đích răn đe, không phải tấn công.
 
Trong khi đó, theo WikiLeaks, một số tài liệu ngoại giao mật khác của Mỹ nói nạn tham nhũng đang tràn lan ở Uzbekistan và chính phủ nước này có liên hệ với tội phạm có tổ chức.
 
Nội dung những tài liệu này cho thấy mối quan hệ mong manh giữa Mỹ và Uzbekistan, nước nằm trong tuyến đường vận chuyển hàng tiếp tế cho cuộc chiến ở Afghanistan.
 
Chẳng hạn như trong một vụ việc xảy ra vào năm ngoái, Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov dọa không tham gia tuyến đường vận chuyển này sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trao giải thưởng cho một nhà hoạt động nhân quyền ở Uzbekistan.
 
Ngoài những vấn đề ở Uzbekistan, Mỹ còn lo ngại trước việc Venezuela mua tên lửa chống máy bay của Nga vào năm 2009. Báo The Washington Post (Mỹ) dẫn nội dung một số bức điện tín ngoại giao Mỹ cho biết chính phủ Mỹ từng tìm cách ngăn số tên lửa trên đến Venezuela vì lo ngại chúng có thể rơi vào tay phiến quân ở Colombia hoặc các băng đảng ma túy ở Mexico. Theo bài báo, động thái này dường như đã khiến quan hệ Mỹ - Nga căng thẳng vào thời điểm đó.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo