Kết luận chung các chuyên gia tên lửa, đó là Hwasong-15 lớn và tiên tiến hơn các thế hệ cũ, đi kèm bệ phóng do chính Triều Tiên chế tạo làm nó trở nên khó đối phó hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, ICBM do Bình Nhưỡng phóng hôm 29-11 không mang đầu đạn hạt nhân nên có thể tầm bắn thực tế thấp hơn so với ghi nhận nếu nó có tải trọng đầy đủ.
Kích thước của Hwasong-15 lớn hơn đáng kể so với ICBM Hwasong-14 được Triều Tiên bắn thử 2 lần vào tháng 7. Bức ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un (cao khoảng 1,7 m) đứng cạnh tên lửa này cho thấy cái nhìn tổng thể về ICBM mới phát triển của Bình Nhưỡng.
Bức ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un (cao khoảng 1,7 m) đứng cạnh tên lửa này cho thấy cái nhìn tổng thể về ICBM mới phát triển của Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Hwasong-15 lớn và tiên tiến hơn các thế hệ cũ. Ảnh: AP
Nhà nghiên cứu Michael Duitsman tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân (CNS) ở Monterey, bang California – Mỹ, nhận xét: "Đây là tên lửa rất lớn... Ít nước có thể sản xuất tên lửa với kích thước này".
Kích thước đóng vai trò rất quan trọng vì tên lửa muốn phóng từ Triều Tiên đến lãnh thổ Mỹ sẽ phải mang theo rất nhiều nhiên liệu. Chuyên gia Duitsman cũng lưu ý Hwasong-15 dường như đã được cải tiến động cơ. Nếu Hwasong-14 có 1 động cơ thì Hwasong-15 dường như có 2 động cơ.
ICBM mới được đặt trên bệ phóng di động do Triều Tiên chế tạo, gọi là TEL. Nó làm cho việc vận chuyển tên lửa dễ dàng hơn và có thể phóng tên lửa từ các vị trí xa xôi, khó đoán. Điều này cũng khiến việc tìm kiếm và tiêu diệt Hawasong-15 trước khi khởi động trở nên khó khăn hơn.
Hwasong-15 (trái) và Hwasong-14 (phải). Ảnh: AP
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm 30-11 thừa nhận Hwasong-15 dường như là một "tên lửa đạn đạo ICBM kiểu mới với khả năng đáng kể".
Triều Tiên tuyên bố Hwasong-15 mang được một khối lượng vật liệu hạt nhân "siêu nặng", có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào thuộc lục địa Mỹ.
Nhưng chuyên gia về tên lửa Michael Elleman cho biết ICBM càng nặng thì tầm bắn càng ngắn. Với tầm bắn khoảng 13.000 km, Hwasong-15 sẽ có tải trọng vào khoảng 150 kg, nhẹ hơn bất kỳ tải trọng hạt nhân thực nào mà Triều Tiên từng phát triển.
Để bắn đến Bờ Tây nước Mỹ, Triều Tiên cần giữ tải trọng đó thấp hơn 500 kg. "Bom hạt nhân của ông Kim Jong-un phải nặng chưa tới 350 kg nếu ông ta dự kiến tấn công rìa phía Tây của lục địa Mỹ" – chuyên gia Elleman ước tính. "Tải trọng 600 kg chỉ bắn đến TP Seattle".
Hwasong-15 được phóng hôm 29-11. Ảnh: KCNA
Một số nhà phân tích so sánh động cơ trên Hwasong-15 với động cơ của Titan II - tên lửa do Mỹ phát triển trong thời kỳ chiến tranh lạnh và ngừng sản xuất từ năm 1987.
Titan II là tên lửa lớn và nặng nhất từng được Mỹ chế tạo, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 9 megaton và tầm bắn 15.000 km. Đương lượng nổ của nó gấp 600 lần so với quả bom thả xuống TP Hiroshima – Nhật Bản.
Bình luận (0)