xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Obama đối mặt với thâm hụt ngân sách

MỸ NHUNG

Quy mô lễ nhậm chức nhỏ hơn, bớt khí thế hơn cho thấy kỳ vọng dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama phần nào đã hạ nhiệt

Sau lễ nhậm chức trước công chúng ngày 21-1 với khoảng 700.000 người tham dự  so với 1,8 triệu người của năm 2009, ông Barack Obama bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai được dự báo là có không ít thách thức về kinh tế, chính trị và ngoại giao.

Kinh tế Mỹ năm 2012 chưa thoát khỏi cuộc đại suy thoái 2007-2009. “Phong độ” thất thường thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP, quý I/2012 đạt 2%, quý II đạt 1,3%, quý III vọt lên 3,1% nhưng quý cuối cùng của năm dự báo chỉ đạt 1,2%. Tỉ lệ thất nghiệp có giảm so với năm 2011 nhưng đến tháng 11-2012 vẫn ở mức cao 7,7% với hơn 12 triệu người không có việc làm.

Năm 2012 là năm thứ tư liên tiếp ngân sách tài khóa Mỹ thâm hụt với mức 1.089 tỉ USD, giảm hơn so với 1.297 tỉ USD của tài khóa 2011. Với mức thâm hụt 292 tỉ USD trong 2 tháng đầu tiên của tài khóa 2013, dự báo năm nay sẽ là năm thứ 5 liên tiếp ngân sách Mỹ thâm hụt hơn 1.000 tỉ USD. Sau 4 năm cầm quyền của ông Obama, nợ quốc gia của Mỹ đã tăng 55%, từ 10.600 tỉ USD lên 16.400 tỉ USD (chiếm 104% GDP).

img

Ông Barack Obama tuyên thệ nhậm chức tổng thống tại Nhà Trắng ngày 20-1. Ảnh: AP

Ngoài ra, chưa bao giờ chính trường Mỹ chia rẽ sâu sắc đến thế giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trong khi phe Dân chủ coi ngày nhậm chức 21-1 của ông Obama là sự kiện chính trị trọng đại thì phe Cộng hòa lại ồ ạt “tháo chạy khỏi nơi tụ tập ồn ào”. Tiếp tục làm ông chủ Nhà Trắng nhưng ông Obama phải đối đầu với hạ viện nằm dưới quyền Đảng Cộng hòa ngay sau bầu cử.
Kịch tính nhất chính là tranh cãi đến phút chót về chính sách thuế và cắt giảm chi tiêu để tránh “vách đá tài chính” mới đây. Mâu thuẫn đảng phái còn thể hiện ở việc phe Cộng hòa công kích quyết liệt một số đề cử nội các mới của ông Obama cũng như vấn đề kiểm soát súng đạn, cải cách hệ thống phúc lợi xã hội, chính sách nhập cư...
Về mặt ngoại giao, tuy xác định tiếp tục chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương nhưng Washington sẽ phải lựa chọn thái độ cụ thể trong các tranh chấp biển, đảo tại khu vực này như trên biển Đông (giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á), biển Hoa Đông (Trung Quốc - Nhật Bản)...
Tiếp đó, việc cứu vãn mối quan hệ rạn nứt với hai cường quốc Nga và Trung Quốc; duy trì hiện diện tại Iraq, Afghanistan sau khi rút quân; tình hình Syria; chính sách với Iran; ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ châu Âu... đều là những câu hỏi hóc búa dành cho Tổng thống Barack Obama  trong nhiệm kỳ mới.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo