Báo The Huffington Post hôm 7-2 dẫn lời hai nguồn tin thân cận với tướng Flynn cho biết Tổng thống Trump không gọi cho các doanh nhân mà mình đề cử vào chính quyền hoặc bạn cũ từ thời ông làm bất động sản mà gọi cho… cố vấn an ninh quốc gia.
Ông Flynn có bề dày trong lĩnh vực phản gián nhưng “mù mờ” về kinh tế vĩ mô. Vì vậy, ông khuyên ông Trump nên hỏi một nhà kinh tế học. Nguồn tin tiết lộ ông Trump gọi điện thoại vào lúc 3 giờ sáng. Tuy nhiên, cả Nhà Trắng lẫn văn phòng của ông Flynn đều từ chối bình luận.
Tờ The Huffington Post nhận định các thông tin rò rỉ từ cơ quan hành pháp, thậm chí ngay bên trong Nhà Trắng, cho thấy hồi chuông báo động về cách điều hành của ông Trump.
Quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao kiêm thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) dưới thời Tổng thống George W. Bush, ông Eliot Cohen, nói: “Với kinh nghiệm 26 năm làm việc, tôi chưa bao giờ thấy điều gì như vậy"
Liên quan đến vấn đề tài liệu trong các cuộc họp, một trợ lý Nhà Trắng giấu tên nói với tờ The Huffington Post rằng ông Trump không thích đọc các bản ghi nhớ dài ngoằng. Tốt nhất chúng nên dài không quá 1 trang giấy, phải có gạch đầu dòng nhưng không được quá 9 gạch đầu dòng mỗi trang.
Những chuyện nhỏ nhặt đều có thể khiến ông Trump hào hứng hoặc tức giận. Ông từng nói với tờ The New York Times về sự hứng thú đối với hệ thống điện thoại trong Nhà Trắng. Ngược lại, ông than phiền về những chiếc khăn lau trên chiếc Không lực 1 vì chúng “không đủ mềm”.
Tờ New York Times thậm chí còn vẽ ra chân dung của tổng tư lệnh nước Mỹ - dựa trên nhiều nguồn tin rò rỉ - như sau: Mặc áo choàng tắm đi lòng vòng trong Nhà Trắng vào ban đêm, xem truyền hình cáp quá nhiều và trút giận thông qua những dòng thông điệp nóng nảy trên Twitter.
Theo Huffington Post, thông tin rò rỉ - hầu hết bị Nhà Trắng bác bỏ - một phần bắt nguồn từ sự bất mãn đối với các chính sách của ông Trump như cấm tạm thời người nhập cư từ 7 nước Hồi giáo vào Mỹ. Tuy nhiên, phần nhiều tin rò rỉ là do các nguồn tin lo ngại những lời nói, hành động và thông điệp trên Twitter của ông Trump thực sự mang tính đe dọa.
Chẳng hạn, 3 tuần trước khi nhậm chức tổng thống, ông Trump viết trên Twitter về công nghệ tên lửa của Triều Tiên. Các quan chức an ninh trong bộ máy chính quyền Tổng thống Barack Obama khi đó nhận thấy thông điệp của ông Trump có thể kích động nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vốn đang sở hữu vũ khí hạt nhân.
"Tôi nghĩ đó là một cách kêu gọi giúp đỡ" - bà Elizabeth Rosenberg, chuyên gia chống khủng bố dưới thời ông Obama, lý giải làn sóng rò rỉ hiện nay.
Bình luận (0)