Chỉ thị được cho là phá vỡ tiền lệ nhiều thập kỉ nói trên được báo New York Times tiết lộ hôm 5-1, dẫn nguồn từ một số quan chức ngoại giao Mỹ biết về kế hoạch này.
Các nhà ngoại giao này cho biết chỉ thị nêu rõ “không có ngoại lệ” thông qua điện tín gắn gọn của Bộ Ngoại giao gởi hôm 23-12-2016. Tuy nhiên, động thái này được cho là sẽ đe dọa Mỹ không có đại sứ được Thượng viện xác nhận trong nhiều tháng ở những quốc gia quan trọng như Đức, Canada và Anh.
Đại sứ Mỹ tại Đức John B. Emerson (phải) đón Tổng thống Mỹ Barack Obama tại sân bay ở Berlin hồi tháng 4-2016. Ảnh: AP
Trước đây, chính quyền của bất cứ đảng nào cũng thường “du di” ngày về tùy theo từng trường hợp với các đại sứ ở nước ngoài, đặc biệt là những trường hợp liên quan tới việc học hành của con cái, cho phép các đại sứ có thể ở lại khoảng vài tuần hoặc vài tháng.
Tuy nhiên, ông Trump có vẻ cực kỳ cứng rắn trong vấn đề này đối với các đại sứ chính trị được bổ nhiệm dưới thời chính quyền Obama giữa lúc vị tổng thống đắc cử đang chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20-1.
Đại sứ chính trị thường là những nhà tài trợ chính được bổ nhiệm nhờ sự tin tưởng và quan hệ gần gũi với tổng thống. Những đại sứ này luôn rời nhiệm vụ khi chính quyền hết nhiệm kỳ trong khi các đại sứ vốn là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thường vẫn tiếp tục công việc như bình thường.
Một quan chức đội chuyển tiếp của ông Trump cho biết không có bất cứ sự thù địch nào trong động thái nói trên và đây chỉ là một hành động đơn giản để đảm bảo tất cả những người do ông Obama bổ nhiệm ở nước ngoài rời chính phủ đúng kế hoạch, như hàng hàng ngàn phụ tá chính trị tại Nhà Trắng và các cơ quan liên bang cũng phải thực hiện. Quan chức giấu tên này còn nhấn mạnh rằng các đại sứ không nên bất ngờ về điều này.
Bình luận (0)