xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Trump "tăng liều" với Trung Quốc

THU HẰNG

Động thái mới nhất của ông chủ Nhà Trắng được cho là canh bạc liều lĩnh nhằm buộc Trung Quốc phải xuống nước và thay đổi theo ý Mỹ

Tổng thống Donald Trump ngày 5-4 chỉ đạo giới chức thương mại Mỹ xem xét khoản 100 tỉ USD thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc, đẩy cao cuộc đối đầu thương mại đầy rủi ro vốn đã căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Trả đũa bất công"

Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố sẽ đáp trả đòn "trả đũa bất công" của Trung Quốc. Đòn trả đũa được nhắc tới được Bắc Kinh đưa ra một ngày trước đó, dưới dạng một danh sách áp thuế 50 tỉ USD vào các mặt hàng của Mỹ, bao gồm đậu nành và thịt heo. Động thái này lại cũng là sự "trả miếng" cho gói thuế 50 tỉ USD từ phía Nhà Trắng công bố hôm 4-4 với tuyên bố Bắc Kinh đang ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ.

"Thay vì sửa chữa hành động sai trái của mình, Trung Quốc lựa chọn gây hại cho nông dân và các nhà sản xuất của chúng ta" - ông Trump tuyên bố, đồng thời nói thêm ông đã chỉ thị cho Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ xác định liệu 100 tỉ USD thuế bổ sung có xác đáng và nếu có thì xác định các sản phẩm để áp đặt mức thuế này.

Thông báo này được đưa ra chỉ một ngày sau khi một số cố vấn của ông Trump tìm cách trấn an các thị trường và xoa dịu nỗi sợ hãi về một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, biện minh rằng đe dọa thuế quan là bước đi đầu tiên của tiến trình đàm phán. Theo The New York Times, Tổng thống Trump khẳng định gói thuế mới sẽ không cản trở các cuộc thảo luận với Trung Quốc để bảo vệ công nghệ và tài sản trí tuệ của các công ty cũng như công dân Mỹ. Tuy nhiên, bất cứ khoản thuế nào nảy sinh hẳn sẽ gây thêm trở ngại cho nhiệm vụ vốn đã khó khăn này.

Động thái mới nhất của Tổng thống Trump được cho là canh bạc liều lĩnh nhằm buộc Trung Quốc phải xuống nước và thay đổi theo ý Mỹ, cụ thể là phải giảm thiểu các chiến thuật cưỡng ép mà giới chức Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã sử dụng nhằm thống trị các nền công nghiệp mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo, robot và phương tiện tự động. Thế nhưng, bước đi này có thể kích động Trung Quốc tiếp tục trả đũa và gây chao đảo thị trường chứng khoán. Không nằm ngoài dự đoán, các thị trường Mỹ phản ứng tiêu cực với chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones giảm hơn 400 điểm trong phiên mở cửa ngày 6-4.

Ông Trump tăng liều với Trung Quốc - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời báo giới trên chiếc Không lực Một sau khi tới thăm bang Tây Virginia hôm 5-4 Ảnh: REUTERS

Điểm yếu

Trong khi đó, tuyên bố đăng tải trên trang chủ của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ: "Trung Quốc sẽ chiến đấu đến cùng bằng mọi giá. Chúng tôi không muốn chiến tranh thương mại nhưng cũng không e ngại đương đầu". Trước đó, tờ Thời báo Hoàn cầu ca ngợi Bắc Kinh đáp trả nhanh chóng và cảnh báo Mỹ sẽ học được "bài học đau đớn" khi gây chuyện với Trung Quốc. Theo Reuters, Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ nhưng giới chức nước này vẫn chưa viện tới "lựa chọn hạt nhân" này trong cuộc đối đầu thương mại với Washington.

Theo đánh giá của báo Washington Post, kinh tế Trung Quốc thua thiệt nhiều hơn một khi nổ ra chiến tranh thương mại toàn diện, bởi nền kinh tế số 2 thế giới phụ thuộc vào xuất khẩu và điểm đến của gần 20% hàng hóa xuất khẩu nước này là Mỹ. Trung Quốc thu về 506 tỉ USD từ hàng hóa và dịch vụ bán sang Mỹ trong năm 2017. Ngược lại, Mỹ chỉ bán 130 tỉ USD hàng hóa cho Trung Quốc. Theo những dữ liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 2 đã tăng lên mức cao nhất trong 9 năm rưỡi qua.

Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là Tổng thống Trump không có yêu cầu rõ ràng và chặt chẽ với Trung Quốc. Chính quyền của ông mạnh miệng về 3 vấn đề: thâm hụt thương mại, Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ và chính sách công nghiệp của nước này. Thế nhưng, Washington lại không có một yêu cầu cụ thể và sự thiếu sót này đang cho phép Bắc Kinh sắm vai nạn nhân trong kịch bản mà Mỹ được cho là đang cố gắng sửa chữa những sai lầm của nhiều năm qua. 

Ai lợi, ai thiệt?

Khi hai nền kinh tế hàng đầu leo thang đối đầu thương mại, phần còn lại của thế giới khó tránh tác động, cả tốt lẫn xấu.

Theo giới phân tích, một số nền kinh tế châu Á đóng vai trò trung gian trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung sẽ chịu thiệt, như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… Những nền kinh tế này xuất khẩu các hàng hóa, như linh kiện máy móc và thiết bị thông tin liên lạc, được sử dụng để sản xuất sản phẩm ở Trung Quốc rồi được xuất khẩu sang Mỹ.

Là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, Nhật Bản cũng có thể chịu tác động tiêu cực, nhất là khi Trung Quốc và Mỹ thuộc số những đối tác thương mại hàng đầu của Tokyo. Những sản phẩm xuất khẩu chính - xe hơi, máy tính, thiết bị điện tử, sắt, thép - đều bị vạ lây.

Ngoài ra, theo tờ South China Morning Post, một số nền kinh tế có thể chịu thiệt hại nếu Bắc Kinh đồng ý đổi nhà cung cấp chip để xoa dịu Washington. Các công ty Trung Quốc hiện nhập khẩu lượng chip trị giá 200 tỉ USD, chủ yếu từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nhưng con số này có thể sụt giảm trong trường hợp Bắc Kinh tăng cường nhập khẩu chip Mỹ nhằm giảm bớt thặng dư thương mại với Washington.

Ở chiều ngược lại, những quốc gia xuất khẩu đậu nành có thể hưởng lợi từ việc đậu nành Mỹ bị Bắc Kinh đánh thuế 25% và trở nên đắt đỏ hơn tại thị trường Trung Quốc. Khi đó, Bắc Kinh có thể chuyển hướng sang những nhà cung cấp khác như Argentina, Brazil, Nga... Theo BBC, Ấn Độ là một trong những nước sản xuất đậu nành lớn nhất thế giới và cuộc chiến thương mại tiềm tàng Mỹ - Trung là cơ hội cho nền kinh tế Nam Á này. Tương tự, việc Trung Quốc trả đũa thịt heo nhập khẩu từ Mỹ có thể là tin tốt đối với các nước xuất khẩu mặt hàng này như Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Nga. Một số công ty khác cũng hưởng lợi nếu Trung Quốc quyết định mua máy bay Airbus thay vì Boeing.

Riêng với các nước châu Mỹ Latin, cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể buộc họ gặp thách thức trong việc lựa chọn đứng về bên nào. Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại hàng đầu của những nước như Brazil, Uruguay. Trong khi đó, Washington vẫn là nguồn cung cấp FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp) lớn nhất cho khu vực. Bị mắc kẹt ở giữa, các nước Mỹ Latin sẽ phải phân tích cơ hội và rủi ro để đưa ra quyết định cuối cùng.

Hoàng Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo