xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

OPEC đấu đá ở châu Á

Thu Hằng

Mỹ quay trở lại với vai trò cầm lái kinh tế toàn cầu sau 15 năm “ngồi nhìn” Trung Quốc và các thị trường mới nổi vượt mặt

Giá dầu hôm 13-1 giảm xuống mức thấp nhất gần 6 năm qua trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu xuống thấp, sự bùng nổ hoạt động sản xuất dầu đá phiến của Mỹ và việc OPEC kiên quyết từ chối cắt giảm sản lượng.

Cụ thể, giá dầu thô WTI giao tháng 2 trên sàn NYMEX (Mỹ) đã xuống 44,51 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ tháng 4-2009. Giá dầu Brent trên sàn ICE London (Anh) cũng mất hơn 4% trong phiên giao dịch buổi sáng, xuống còn 45,41 USD/thùng. Cả hai đều giảm khoảng 60% so với thời điểm giữa tháng 6-2014, đánh dấu sự sụt giảm mạnh nhất từ cuộc khủng hoảng năm 2008.

 

Một công nhân tại mỏ dầu Nahr Bin Umar ở Iraq Ảnh: Reuters
Một công nhân tại mỏ dầu Nahr Bin Umar ở Iraq Ảnh: Reuters

 

Giá dầu tiếp tục tụt dốc không phanh sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) Suhail bin Mohammed al-Mazroui khẳng định chiến lược sản xuất dầu của OPEC sẽ không thay đổi, đồng thời chỉ trích các nhà sản xuất dầu đá phiến đã gây ra hiện tượng cung vượt cầu.

“Rõ ràng đang xảy ra một cuộc chiến giá dầu… Câu chuyện đang trở thành một trò chơi chính trị” - bà Nitesh Shah, nhà phân tích của hãng ETF Securities (Anh), nhận định. Theo nữ chuyên gia này, OPEC sẽ chỉ cắt giảm sản lượng nếu các nhà sản xuất ở Mỹ sẵn sàng có động thái tương tự.

Trong khi đó, nhà phân tích David Lennox tại hãng Fat Prophets (Mỹ) cho rằng không có dấu hiệu Mỹ định giảm sản xuất bất chấp tồn kho dầu thô Mỹ tính đến ngày 9-1 lên đến 384,1 triệu thùng, theo khảo sát của Bloomberg.

Dù trông có vẻ đoàn kết trong vấn đề duy trì sản lượng dầu nhưng theo hãng tin Reuters, các thành viên OPEC lại đang đấu đá quyết liệt để duy trì thị phần ở châu Á. UAE vào tuần rồi đã bắt tay cùng Kuwait và Iraq định giá dầu thô bán ở châu Á thấp hơn mức giá của Ả Rập Saudi.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, tạp chí Economic Times hôm 12-1 nhận định Mỹ đã quay lại với vai trò cầm lái nền kinh tế toàn cầu sau 15 năm “ngồi nhìn” Trung Quốc và các thị trường mới nổi vượt mặt. Các nhà kinh tế học từ các ngân hàng JPMorgan Chase & Co., Deutsche Bank AG và BNP Paribas SA cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng ít nhất 3,2% trong năm nay, cao nhất kể từ năm 2005, nhờ sự khởi sắc trong các lĩnh vực việc làm, dịch vụ doanh nghiệp và y tế.

Thị trường lao động cải thiện sẽ đẩy mạnh chi tiêu dùng. Nếu đúng như dự báo, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1999, Mỹ không bị rớt lại phía sau guồng máy tăng trưởng của kinh tế toàn cầu (dựa theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo