xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phân phối vắc-xin Covid-19: Lấy lại niềm tin đã mất

Cao Lực

Một câu hỏi được đặt ra là liệu các nhà quản lý lao động có quyền ép nhân viên tiêm vắc-xin Covid-19 hay không?

Một vắc-xin an toàn và hiệu quả để chấm dứt đại dịch Covid-19 sẽ là chiến thắng ngọt ngào dành cho cộng đồng khoa học. Tuy nhiên, nỗ lực phát triển và phân phối vắc-xin sẽ mang lại chẳng mấy lợi ích nếu không đủ người sử dụng.

Vẫn còn hoài nghi

Các cuộc khảo sát cho thấy nhiều người Mỹ sẽ không đón nhận vắc-xin Covid-19, chí ít là ngay tức thì. Sự chần chừ này có thể cản trở nỗ lực tạo miễn dịch cộng đồng, kể cả khi một vắc-xin an toàn và hiệu quả đã được phân phối rộng rãi. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với báo The New York Times, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của chính phủ Mỹ Anthony Fauci khẳng định tỉ lệ tiêm chủng ít nhất phải đạt 75% để tạo ra miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Dù vậy, theo các cuộc khảo sát, hiện vẫn còn nhiều người Mỹ chưa tin vắc-xin Covid-19 giữa lúc tin giả về chúng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. "Thuyết phục người dân tiêm chủng sẽ là một thách thức" - bác sĩ Fauci nói.

Theo báo The Washington Post, nhiều sự nghi ngờ đối với vắc-xin Covid-19 có thể đến từ những nỗ lực gần đây, đặc biệt là bởi Tổng thống Donald Trump và đồng minh, nhằm can thiệp các quy trình khoa học và xem xét quy định. Xây dựng niềm tin dành cho một vắc-xin mới bắt đầu bằng việc bảo đảm một quy trình quản lý minh bạch, dựa trên khoa học.

Trong những tuần qua, bất chấp sức ép từ chính quyền Tổng thống Trump, giới chức Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã có những động thái nhằm bảo đảm quá trình xem xét các ứng viên vắc-xin Covid-19 được tiến hành dựa trên cơ sở khoa học. Những bước đi này là cần thiết nhưng chưa đủ để khôi phục niềm tin dành cho vắc-xin.

Nhiều người sẽ không tiêm chủng nếu không có một chiến dịch giáo dục và tuyên truyền trên khắp cả nước, theo khuyến nghị của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học quốc gia Mỹ. Một chiến dịch giáo dục và tuyên truyền quốc gia cần hoàn thành 3 mục tiêu: Khôi phục niềm tin dành cho vắc-xin, có quy mô toàn quốc, thu hút được sự quan tâm của các cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, chiến dịch này và những nỗ lực tương tự chưa được đầu tư nhiều.

Mặc dù Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã nhận được 200 triệu USD từ Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh Kinh tế (CARES) để phục vụ công tác chuẩn bị cho vắc-xin Covid-19, số tiền này phải dùng để trang trải mọi hoạt động, từ phân phối đến tiêm chủng. Giới chuyên gia khẳng định số tiền này thậm chí còn không đủ để phân phối vắc-xin, huống hồ là giáo dục và tuyên truyền.

Phân phối vắc-xin Covid-19: Lấy lại niềm tin đã mất - Ảnh 1.

Vắc-xin Covid-19 của Pfizer-BioNTech được chuyển đến Bệnh viện ĐH Louisville, bang Kentucky - Mỹ hôm 14-12Ảnh: REUTERS

Phân phối vắc-xin Covid-19: Lấy lại niềm tin đã mất - Ảnh 2.

Nữ y tá Sandra Lindsay tại TP New York hôm 14-12 trở thành người đầu tiên được tiêm vắc-xin Covid-19 của Pfizer-BioNTech ở MỹẢnh: REUTERS

Vấn đề từ vắc-xin 2 liều tiêm

Với việc phần lớn ứng viên vắc-xin Covid-19 yêu cầu 2 liều tiêm để đạt hiệu quả tối ưu, tiêm chủng gần như mọi người dân trên khắp cả nước trong một quãng thời gian ngắn sẽ là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là tại những khu vực không dễ liên lạc với người dân hoặc cách xa trung tâm tiêm ngừa. Làm thế nào để theo dõi ai đã tiêm liều thứ nhất và ai cần tiêm liều thứ hai? Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó không quay lại để tiêm liều còn lại? Liệu các địa điểm tiêm chủng có đủ khả năng truy tìm những người này?

Đây là nhiều vấn đề mà giới chức đang nỗ lực giải quyết trước khi vắc-xin được phân phối diện rộng. Bên cạnh đó, họ còn lo ngại nếu một người cảm thấy không khỏe sau khi tiêm liều thứ nhất, họ sẽ không trở lại để tiêm liều còn lại. Trang Bloomberg cho biết điều này đã từng xảy ra trong các chiến dịch tiêm chủng trước đây.

Giống như ở vắc-xin cúm, một số người có thể bị tác dụng phụ, như đau nhức âm ỉ, mệt mỏi và sốt nhẹ khi tiêm vắc-xin Covid-19. Những triệu chứng này thường chỉ kéo dài 1 hoặc 2 ngày nhưng đủ để khiến không ít người bỏ ngang kế hoạch tiêm chủng. "Các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc-xin Covid-19 của Công ty Pfizer (Mỹ) có thể gây cảm giác khó chịu trong vài ngày. Chúng ta cần tuyên truyền để mọi người biết đây là một vấn đề hoàn toàn bình thường và vắc-xin đã trải qua quá trình thử nghiệm gắt gao" - chuyên gia Rupali Limaye của Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) kêu gọi.

Thêm một câu hỏi được đặt ra là liệu các nhà quản lý lao động có quyền ép nhân viên tiêm vắc-xin Covid-19 hay không? "Trừ khi bạn gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý hoặc vì những lý do tôn giáo, chủ lao động có thể buộc bạn tiêm vắc-xin. Nếu bạn từ chối, họ có thể sa thải bạn" - ông Rogge Dunn, một luật sư về lao động ở TP Dallas - Mỹ, khẳng định. Mặc dù luật pháp Dallas đã quy định rõ ràng, theo ông Dunn, đây vẫn sẽ là một vấn đề gây tranh cãi. "Sẽ xuất hiện căng thẳng giữa những người xem tiêm chủng là một yêu cầu bắt buộc đối với toàn bộ nhân viên và những người xem đó là một lựa chọn cá nhân" - luật sư Dunn giải thích. 

Facebook không ép nhân viên tiêm vắc-xin

Giám đốc điều hành Facebook, ông Mark Zuckerberg, khẳng định trong cuộc họp trực tuyến với nhân viên hồi tuần rồi rằng họ sẽ không bị yêu cầu tiêm vắc-xin Covid-19 để trở lại văn phòng làm việc ở Mỹ.

"Bất kể vắc-xin xuất hiện vào thời điểm nào, chúng tôi đã cho nhân viên quyền lựa chọn làm việc tại nhà đến ít nhất tháng 7-2021. Các văn phòng của chúng tôi vẫn đóng cửa và chúng tôi không mong đợi chúng sẽ mở cửa trước khi vắc-xin Covid-19 được phân phối rộng rãi" - người phát ngôn của Facebook khẳng định với trang tin The Verge, đồng thời cho biết thêm ở thời điểm hiện tại, ông Zuckerberg cho rằng việc bắt buộc nhân viên tiêm chủng trước khi trở lại văn phòng làm việc là không cần thiết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo