Tháng 3-2012: Mohammed Merah, một kẻ khủng bố người Pháp gốc Algeria 23 tuổi theo chủ nghĩa bài Do Thái đã nổ súng giết chết 7 người, gồm 1 giáo viên, 3 học sinh và 3 sĩ quan cảnh sát tại một ngôi trường của người Do Thái ở Toulouse. Tên này đã bị tiêu diệt tại nhà riêng sau cuộc vây ráp kéo dài 30 giờ của cảnh sát.
Ngày 23-5-213: Một kẻ cải đạo sang đạo Hồi có tên là Alexandre Dhaussy (21 tuổi) đã đâm vào cổ một sĩ quan Pháp tại khu La Defense ở Paris. Người sĩ quan bị mất nhiều máu nhưng rất may vết thương không trí mạng nên anh đã sống sót sau vụ tấn công. Đây được xem là một hành động khủng bố vì động cơ tấn công của tên này nhiều khả năng là do niềm tin Hồi giáo cực đoan của hắn.
Thi thể nạn nhân vụ tấn công khủng bố tại Paris đêm 13-6 đang được chuyển đi. Ảnh: Reuters
Tháng 12-2014: Một kẻ khủng bố người Pháp gốc Burrundi đã dùng dao tấn công một số sĩ quan cảnh sát ở Joue-les-Tours, một thị trấn thuộc tỉnh Indre-et-Loire ở miền Trung nước Pháp. Tên này vừa cầm dao đâm tới tấp vào các sĩ quan vừa hét lớn “Allahu Akbar” (tiếng Ả Rập của cụm từ “Thiên Chúa vĩ đại”). Hắn đâm bị thương 3 sĩ quan trước khi bị cảnh sát bắn gục.
Ngày 7-1-2015: Hai anh em người Pháp gốc Algeria Said và Cherif Kouachi đã xả súng bắn chết 12 người tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris. Trong số những nạn nhân thiệt mạng có 5 họa sĩ biếm họa rất nổi tiếng của tờ báo này cùng 1 nhà phân tích kinh tế.
Ngày 8-1-2015: Tên Amedy Coulibaly, bạn thân của 2 anh em thủ phạm vụ xả súng vào trụ sở báo Charlie Hebdo, đã giết chết một nữ cảnh sát trước khi xông vào một siêu thị của người Do Thái ở Paris và bắn chết 4 người khác. Cả Coulibaly và 2 anh em Kouachi sau đó đều đã bị cảnh sát tiêu diệt.
Ngày 3-2-2015: 3 sĩ quan cảnh sát đang tuần tra bên ngoài một trung tâm cộng đồng của người Do Thái ở Nice đã bị một kẻ có vũ trang tấn công. Tên này đâm vào cánh tay một sĩ quan và chém chảy máu gò má một sĩ quan khác trước khi bị khống chế và bắt giữ.
Ngày 26-6-2015: 2 kẻ tấn công khủng bố đã xông vào một nhà máy khí đốt ở thị trấn Saint-Quentin-Fallavier thuộc tỉnh Isère miền Đông Nam nước Pháp. Chúng chặt đầu một người và làm bị thương nhiều người khác. Nghi phạm chính là Yassine Salhi (35 tuổi) sau đó đã bị bắt giữ. Tại hiện trường vụ tấn công, cảnh sát đã tìm thấy một lá cờ đen có in những những viết tiếng Ả Rập. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gọi đây là một vụ tấn công khủng bố.
Một nạn nhân người dính đầy máu bên ngoài nhà hát Bataclan, nơi hơn 100 con tin đã thiệt mạng. Ảnh: Reuters
Cái ôm thật chặt sau đêm kinh hoàng ở Paris hôm 13-11. Ảnh: Reuters
Ngày 13-11-2015: Hàng loạt vụ khủng bố kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của hơn 150 người dân Paris, khiến cả thế giới bàng hoàng. Những kẻ khủng bố được trang bị súng trường Kalashnikov và lựu đạn đã tấn công vào 6 địa điểm trong thành phố Paris như bảo tàng nghệ thuật Louvre, Trung tâm Pompidou, khu mua sắm Les Halles và nghiêm trọng nhất là nhà hát Bataclan nơi hơn 100 người thiệt mạng. Động cơ của những vụ tấn công này hiện chưa rõ nhưng người dân Paris đang sống trong hoang mang bởi mối đe dọa khủng bố.
Báo cáo của Thượng viện Pháp hồi tháng 4 cho biết ít nhất 1.430 trong tổng số 3.000 kẻ cực đoan châu Âu đã đến Syria và Iraq để gia nhập IS là người Pháp, cao hơn bất cứ nước châu Âu nào khác.
Số lượng tay súng Pháp gia nhập IS cao gấp đôi Đức và Anh và chỉ sau Ả Rập Saudi, Tunisia, Nga và Jordan, theo báo cáo của Trung tâm Quốc tế nghiên cứu cực đoan và bạo lực chính trị (ICSRPV) hồi đầu năm.
Tình báo Pháp đang giám sát thêm 1.570 người bị tình nghi có quan hệ với các mạng lưới cực đoan ở Syria. Ngoài ra, nhà chức trách lo ngại 7.000 người khác có khả năng cũng sẽ ngả theo con đường cực đoan và bạo lực. Đó là chưa kể hơn 150 người Pháp đang ngồi tù vì dính líu tới khủng bố và ít nhất 200 kẻ cực đoan đã từ Syria về nước, theo báo Guardian.
Cộng đồng Hồi giáo tại Pháp lên đến 4,7 triệu người (khoảng 7,5% dân số) và một phần đáng kể đang bị cực đoan hóa. Các chuyên gia cho biết nhiều thanh niên trẻ ở các cộng đồng Hồi giáo phải sống trong cảnh nghèo khổ, thất học, không có công ăn việc làm nên dễ bất mãn và bị khủng bố chiêu dụ.
Sau các vụ tấn công khủng bố hồi tháng 1 - nghiêm trọng nhất là vụ xả súng ở báo Charlie Hebdo, tình trạng phân biệt đối xử với người Hồi giáo tăng vọt tại Pháp. Trong khi đó, uy tín của đảng Mặt trận Dân tộc chủ trương, theo khuynh hướng cực hữu, chống nhập cư và đạo Hồi của chính trị gia Marine Le Pen, tăng vọt.
Ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt chiến dịch quân sự của Pháp ở nước ngoài, trong đó có chống IS. Giới quan sát lo ngại nước Pháp sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn: Càng mạnh tay chống IS và Hồi giáo cực đoan thì nước Pháp càng có nguy cơ bị tấn công.
Bình luận (0)