Đào xác “ma cà rồng” lên liệu có phải là ý hay?
Phát hiện này một lần nữa củng cố thêm ý kiến cho rằng ma cà rồng không hẳn đơn giản chỉ là sản phẩm của những chuyện thần thoại, truyền thuyết hay từ những bộ phim kinh dị làm ra để chinh phục các khán giả tuổi teen.
Các nhà khảo cổ ở Bulgaria đã khai quật được 2 bộ xương từ thời Trung cổ có những thanh sắt xuyên qua ngực mà theo cách giải thích thông thường về ma cà rồng là để chúng không thể sống dậy trở lại.
Hai bộ xương được cho là có tuổi đời khoảng 800 năm, được phát hiện trong một cuộc
khai quật khảo cổ gần một tu viện ở thị trấn Sozopol bên bờ Biển Đen
Đây là phát hiện mới nhất trong một loạt các phát hiện liên tiếp tại Đông và Trung Âu soi rọi ánh sáng về những suy nghĩ nghiêm túc ăn sâu vào con người thời xa xưa về mối đe dọa đến từ ma cà rồng, và làm cách nào mà việc tin vào ma cà rồng vẫn đi vào những câu chuyện thời hiện đại.
Hai bộ xương được cho là có tuổi đời khoảng 800 năm, được phát hiện trong một cuộc khai quật khảo cổ gần một tu viện ở thị trấn Sozopol bên bờ Biển Đen.
Theo quan niệm của những người không theo đạo, những kẻ chuyên làm điều xấu khi còn sống có thể biến thành ma cà rồng sau khi chết nếu không được xuyên một thanh sắt hay gỗ qua ngực trước khi chôn.
Các nhà sử học cho hay, người ta tin rằng thanh sắt sẽ dính chặt cái xác xuống mồ và khiến nó không thể sống dậy giữa đêm và quấy nhiễu người sống.
Theo tiến sĩ Dimitrov, chỉ trong vài năm qua, hơn 100 cái xác được tìm thấy ở Bulgaria trong tư thế có một thanh sắt xuyên qua ngực.
Chỉ trong vài năm qua, hơn 100 cái xác được tìm thấy ở Bulgaria trong tư thế có một thanh sắt xuyên qua ngực
Ông nói thêm: “Tôi cũng không rõ tại sao những phát hiện bình thường thế này lại gây chú ý tới vậy. Có lẽ bởi vì những điều bí ẩn quanh chữ “ma cà rồng”.
“Người ta tin rằng những người khi sống vốn là quỷ dữ thì sẽ trở thành ma cà rồng khi chết, tiếp tục hãm hại con người”, ông Dimitrov nói thêm.
Cũng theo tiến sĩ Dimitrov, “ma cà rồng” thường là người trong giới quý tộc và giáo sĩ.
Ông nói thêm: “Điều khiến người ta tò mò nhất là mà cà rồng không có giống cái. Người ta không phải nghĩ biện pháp trừ ma cà rồng cho những nữ phù thủy”.
Tuy nhiên, hồi tháng trước, các nhà nghiên cứu Ý đã phát hiện ra một hiện vật mà họ tin là xác của “ma cà rồng” nữ ở Venice – được chôn cùng một cục đá giữa hai hàm răng để nó không ăn thịt các nạn nhân của một bệnh dịch tấn công thành phố hồi thế kỉ 16.
Một cách vô hiệu hóa ma cà rồng khi chết là nhét cục đá vào miệng. - Ảnh:Reuters
Matteo Borrini, một nhà khảo cổ học từ Đại học Florence nói rằng phát hiện nói trên tại hòn đảo nhỏ Lazzaretto Nuovo ở Vernice đã củng cố thêm những đức tin thời trung cổ cho rằng ma cà rồng đứng sau các đại dịch như đại dịch cái chết đen (Black Death) - đại dịch hạch xuất hiện từ năm 1347 đến năm 1351 ở châu Âu.
Bộ xương “ma cà rồng” nữ được khai quật từ mọt hố chôn tập thể từ trận dịch ở Venetian năm 1576 – trận dịch đã cướp đi cả sinh mạng của họa sĩ tài năng Titian – trên đảo Lazzaretto Nuovo, cách Vernice khoảng 3 km về phía đông bắc.
Ông Borrini nói: “Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học thành công trong việc giải mã lễ nghi thần chú đối với ma cà rồng.
“Điều này giúp… xác minh được làm cách nào các thuyền thuyết về ma cà rồng ra đời”.
Những đợt dịch bệnh liên tiếp tấn công Châu Âu trong khoảng thời gian 1300 và 1700 đã “nuôi dưỡng” cho những niềm tin vào chuyện ma cà rồng, chủ yếu bởi vì người ta không thể giải thích nổi việc tại sao nhiều cái xác lại không phân hủy.
Những kẻ đào huyệt để ăn trộm thỉnh thoảng té xỉu khi bắt gặp những cái xác phình lên bởi khí gas, tóc vẫn mọc và máu chảy ra từ miệng khiến chúng tin rằng cái xác vẫn còn sống.
Tấm vải liệm phủ trên mặt của các xác chết thường bị phân hủy bởi vi khuẩn từ miệng người chết, để lộ ra bộ răng của cái xác và từ đó người ta cho rằng ma cà rồng là “những kẻ ăn vải liệm”.
Con người thời Trung cổ tin rằng những “cái xác chưa chết” đã làm lan tràn bệnh dịch hạch để ăn nốt phần sống còn lại của những cái xác cho tới khi chúng đủ sức mạnh để sống dậy.
“Để giết ma cà rồng, người ta phải lấy miếng vải liệm ra khỏi miệng của cái xác, và phải đặt cái gì đó không thể ăn được lên đó”, ông Borrini nói.
“Có thể một số cái xác cũng đã được tìm thấy với một cục gạch trong miệng, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện được ý nghĩa của nghi lễ này.
Trong khi những truyền thuyết về loài ma cà rồng hút máu người xuát hiện từ hàng ngàn năm về trước, nhưng chúng có sức sống khá mãnh liệt khi vẫn tiếp tục hiện diện trong đời sống hiện đại khi xuất hiện năm 1897 trong tiểu thuyết Dracula của tác giả Bram Stoker dựa theo những câu chuyện giân giản ở Đông Âu hồi thế kỉ 18, và đến ngày nay chúng biến hóa đến khó tin trong những tác phẩm văn học và điện ảnh bom tấn của Hollywood.
Bình luận (0)