xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát hiện thêm sữa bột nhiễm hoá chất độc hại

B.T.L

(NLĐO) - Công an tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc, ngày 14-9 cho biết đã bắt giữ 19 nghi phạm trong vụ sữa bột trẻ em nhãn hiệu Sanlu (Tam Lộc) bị nhiễm hóa chất độc hại gây sỏi thận

Những đối tượng này nằm trong số 78 người đã bị thẩm vấn về vụ sữa Sanlu nhiễm độc, trong đó có 18 người là chủ nông trại chăn nuôi bò sữa hoặc chủ trung tâm thu mua sữa nguyên liệu, và 1 người bị tình nghi buôn bán trái phép chất phụ gia độc hại.

Tại cuộc họp báo ngày 14-9, Phó Chủ nhiệm Ban Chính trị Sở Công an tỉnh Hà Bắc Sử Quý Trung (Shi Guizhong) cho biết qua điều tra, Công an Hà Bắc đã loại trừ khả năng hóa chất độc hại tripolycyanamide bị đưa vào sữa bột Sanlu trong các khâu gia công, cất giữ sản phẩm và lưu thông tiêu thụ; do vậy đã tập trung điều tra vào khâu thu mua sữa nguyên liệu.

Tại thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc, nơi đặt trụ sở của Tập đoàn sữa bột Sanlu, công an đã tình nghi có 41 hộ chăn nuôi bò sữa và thu mua sữa tươi nguyên liệu đã bỏ chất tripolycyanamide vào sữa nguyên liệu, và sáng ngày 12-9 đã thu giữ tại chỗ một loạt sản phẩm sữa có chứa hóa chất này.

Trong khi đó, chính quyền tỉnh Cam Túc cũng cho biết đã phát hiện hoá chất độc hại trong các sản phẩm sữa bột của Công ty sữa Haoniu (Hảo Ngưu), một trong những đối tác của Công ty Sanlu có trụ sở tại thành phố Tửu Tuyền.

Theo cơ quan thanh tra, 2 trong số 12 mẫu sữa chọn ngẫu nhiên của công ty trên có phản ứng dương tính với chất melamine rất độc hại cho cơ thể, thường dùng trong sản xuất chất dẻo và keo dán. Công ty Haoniu được thành lập năm 2002 với vốn đăng ký 51 triệu NDT (7,45 triệu USD). Việc sản xuất của công ty này tuân thủ tiêu chuẩn của Tập đoàn sữa Sanlu và các sản phẩm cũng mang thương hiệu của Sanlu.

Trong cuộc họp báo mới đây tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Y tế Trung Quốc cho biết qua điều tra phát hiện do ham lợi nhuận, bộ phận thu gom sữa nguyên liệu đã đổ thêm nước lã vào sữa, sau đó cho chất phụ gia độc hại nói trên để "làm giả" hàm lượng đạm theo tiêu chuẩn yêu cầu.

Bộ cũng kêu gọi áp dụng một hệ thống mới về kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã thông báo tiến hành kiểm tra tại hơn 50 địa phương trọng điểm tại các tỉnh thành có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển trong cả nước, cũng như kiểm tra, giám sát các chợ thu mua các sản phẩm sữa.

Cùng ngày 14-9, Tổng Cục Quản lý chất lượng, thanh tra và kiểm dịch (AQSIQ) Trung Quốc cho biết sẽ công bố kết quả thanh tra sữa bột trẻ em trên toàn quốc trong vòng 2 ngày tới. Theo Tổng cục trưởng Lý Trường Giang (Li Changjiang), hơn 150 trung tâm kiểm tra chất lượng cấp nhà nước đang làm việc 24/24 giờ để xét nghiệm các mẫu sữa tên toàn quốc. Đến nay, hơn 8.200 tấn sữa đã được thu hồi, ngoài ra gần 2.200 tấn sữa bị đình chỉ xuất xưởng.

Trong khi đó, số trẻ em bị sỏi thận do dùng sữa bột nhiễm độc nói trên không ngừng tăng lên. Theo thống kê sơ bộ, đến sáng 15-9, khoảng 580 em nhỏ đã phải nhập viện do các triệu chứng sỏi thận, riêng tỉnh Cam Túc có hơn 220 em. Đến nay, có hai trường hợp đã tử vong, cũng đều tại tỉnh Cam Túc.

Một câu hỏi được dư luận đặt ra hiện nay là liệu vụ việc này có phải đã được các đơn vị hữu quan biết từ trước. Thông tấn xã Việt Nam cho biết, ngày 14-9, Thủ tướng New Zealand Helen Clark cho biết nước này đã lên tiếng cảnh báo trước đó với cơ quan chức năng Trung Quốc về các sản phẩm sữa bột nhiễm hóa chất độc hại.

Tuyên bố của bà Clark được đưa ra chỉ một ngày sau khi Công ty sữa Fonterra của New Zealand, một cổ đông chiến lược của Tập đoàn sữa Sanlu, tiết lộ rằng Fonterra đã có thông tin về việc sữa bột của Sanlu nhiễm độc từ đầu tháng 8 và đã kêu gọi tiến hành thu hồi tất các các sản phẩm bị nhiễm độc, tuy nhiên họ đã không nhận được phản hồi.

Theo một số quan chức của Fonterra, Tập đoàn sữa Sanlu đã nhận được khiếu nại của khách hàng về việc sữa nhiễm độc từ tháng 3-2008 đến tháng 8 thì có kết quả xét nghiệm, song đã "ém nhẹm" thông tin và mãi đến ngày 11-9 mới đưa ra lệnh thu hồi 700 tấn sữa sau khi các cơ quan truyền thông Trung Quốc "vào cuộc".

Tuy nhiên, cũng theo bà Clark, các cơ quan chức năng Trung Quốc đã "hành động mau lẹ" và có các biện pháp xử lý kịp thời khi vụ việc được báo chí đưa ra trước công luận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo