Nhiều dấu hiệu cho thấy ngay từ năm 1997, tình báo Mỹ đã nghi ngờ Trung Quốc đang phát triển máy bay tàng hình thế hệ thứ tư. Đến tháng 12-2008, ấn phẩm thường niên cực kỳ danh tiếng về ngành hàng không “Jane’s All the World’s Aircraft” khẳng định Trung Quốc thực sự đã nghiên cứu chế tạo một máy bay tàng hình “nặng ký” trong nhiều năm qua.
Cho đến nay, ít nhất đã có hai máy bay tàng hình của Trung Quốc được phát triển đến mức khó tưởng tượng. Tuy vậy, chúng bị cho là “góp nhặt” khá nhiều từ các mẫu máy bay của Mỹ và Nga, đặc biệt là chiếc F-22 của Mỹ và Su-33 của Nga.
Chiến đấu cơ tàng hình J-14. Ảnh: centurychina.com
Mô hình J-14 (gần màn hình). Ảnh: blog.sina.com.cn
Sukhoi Su-33UB của Hải quân Nga. Su-33 là loại máy bay bị sao chép khá nhiều. Ảnh: Australian Air Power
J-20: Theo tiết lộ của tờ Aviation Week, J-20 có một chỗ lái, 2 động cơ, về hình thức thì to và nặng hơn máy bay tàng hình Sukhoi T-50 của Nga và F-22 của Mỹ. J-20 có tổng chiều dài là 22,5 mét và sải cánh 13,5 mét. “Ra mắt” vào đầu tháng 1-2011, J-20 đã bay thử vào ngày 11-1 trong vòng 15 phút.
Máy bay tàng hình J-20 lộ diện đầu năm 2011
Aviation Week cho rằng J-20 tương tự với F-22 nhưng “có thể trang bị những vũ khí lớn hơn”. Tuy vậy, tờ báo này cũng cho rằng động cơ của J-20 vẫn còn nhiều vấn đề phải xử lý nên chưa thể nói đây có phải là hình mẫu lý tưởng cho máy bay tàng hình hay không.
J-20 được xếp vào hàng máy bay “thế hệ thứ tư”. Trong khi đó, “thế hệ thứ năm” là thuật ngữ do Mỹ sử dụng để mô tả đời chiến đấu cơ tân tiến nhất hiện nay, có tích hợp nhiều công nghệ như tàng hình, trang bị vũ khí, hệ thống máy tính hiện đại…
J-20 trong lần bay thử 15 phút tại Thành Đô (Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa Xã
Đủ chuẩn “thế hệ thứ năm” theo đánh giá của Mỹ chỉ có F-22 và các loại F-35 cùng với T-50 của Nga. Mỹ mất 15 năm để chế tạo F-22 và mỗi chiếc trị giá 150 triệu USD, nhưng việc sản xuất máy bay này đã tạm ngưng sau khi Tổng thống Mỹ Obama ký luật quốc phòng 2010 trong đó thẳng tay cắt giảm chi phí.
Ngoài chiếc J-20 đình đám vẫn còn nhiều loại máy bay tàng hình khác được nghiên cứu tại Trung Quốc.
- J-15 đang ở vào giai đoạn hoàn thiện những công đoạn cuối tại thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh. Sau khi xuất xưởng, J-15 có thể sẽ đóng trên tàu sân bay Varyag của Trung Quốc. Thông tin chính thức phía Trung Quốc cho biết J-15 đã bay thử vào ngày 31-8-2009. Giới thạo tin vũ khí khẳng định chiếc J-15 khá giống chiếc F/A-18C của Mỹ.
J-15A trong một tấm ảnh hiếm hoi. Ảnh: cjdby.net / Chinese Military Aviation
Máy bay F/A-18C của Mỹ cất cánh khỏi tàu sân bay USS Nimitz tháng 12-2009.
J-15 được cho là khá giống F/A-18CẢnh: U.S. Navy
- Shenyang J-11B: Lộ diện vào năm 2002, J-11B được đánh giá là rất tân tiến và có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Nó được trang bị nhiều ứng dụng tiến bộ trong ngành hàng không do Trung Quốc tự phát triển và hệ thống vượt qua màn hình radar.
Kể từ năm 2006, J-11B được gắn động cơ phản lực FWS-10A cũng do Trung Quốc chế tạo. Động cơ này tương tự như AL-31F của Nga và là lựa chọn đầy tiềm năng cho các thế hệ máy bay tàng hình tiếp theo.
J-11B xuất hiện vào năm 2002. Ảnh: sinodefence.com
Bình luận (0)