xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phút chót của Hy Lạp

Hoàng Phương

Nếu châu Âu không cứu Hy Lạp, Nga và Trung Quốc có thể nhân dịp này gia tăng ảnh hưởng ngay trong lòng EU

Hy Lạp đang đối mặt thời điểm quyết định khi lãnh đạo các nước khu vực đồng euro (Eurozone) họp khẩn tại Brussels - Bỉ trong ngày 22-6 (giờ địa phương) để bàn về vấn đề khủng hoảng nợ của nước này.

Trước khi gặp lãnh đạo 18 nước còn lại của Eurozone, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã họp với người đứng đầu Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - 3 chủ nợ quốc tế của Athens. Sau cuộc họp khoảng 90 phút này, các bộ trưởng tài chính Eurozone cũng gặp nhau.

Nhen nhóm hy vọng

Theo AP, các bộ trưởng tài chính Eurozone hoan nghênh kế hoạch mới mà ông Tsipras bất ngờ đưa ra hôm 21-6 nhằm ngăn nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ do không trả được khoản vay 1,6 tỉ euro của IMF vào cuối tháng này, đồng thời “lạc quan một cách thận trọng” về khả năng đạt được thỏa thuận giải cứu Hy Lạp trong tuần này.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài BBC, Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp Giorgios Stathakis tiết lộ trong số các điều khoản của đề xuất mới có mức thuế mới nhằm vào doanh nghiệp và giới nhà giàu cũng như tăng thuế VAT đối với một số mặt hàng.

Ông Stathakis tỏ ra tự tin rằng đề xuất mới sẽ phá vỡ thế bế tắc 5 tháng qua xung quanh vấn đề nợ của Hy Lạp. Các thị trường chứng khoán tại châu Á và châu Âu đồng loạt tăng điểm hôm 22-6 do hy vọng vào một thỏa thuận giờ chót. Ngay cả ông Pierre Moscovici, Cao ủy đặc trách các vấn đề kinh tế của Liên minh châu Âu (EU), cũng tin vào kết quả tích cực. Dù vậy, vẫn có một số nhà đầu tư thận trọng vì chưa rõ ông Tsipras nhượng bộ đến đâu trước những đòi hỏi tiếp tục cắt giảm chi tiêu, tăng thuế mà bộ ba chủ nợ.

Trước khi hội nghị nêu trên diễn ra, các nhà lãnh đạo EU cân nhắc gia hạn chương trình cứu trợ Hy Lạp (hết hạn vào cuối tháng 6) thêm 6 tháng nữa và tiếp tục giải ngân cho nước này 18 tỉ euro. Trong lúc chờ quyết định này, ECB hôm 22-6 đồng ý tăng mức trần quỹ khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp nhưng không cho biết con số cụ thể.

Đây là lần thứ ba trong vòng 6 ngày, ECB có động thái như vậy. Mức trần này đã tăng thêm 1,1 tỉ euro lên 84,1 tỉ euro trong ngày 17-6, trước khi mức tăng 1,8 tỉ euro được nhất trí 2 ngày sau đó.

 

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean Claude Juncker chào đón Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (trái) tại cuộc gặp hôm 22-6Ảnh: Reuters

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean Claude Juncker chào đón Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (trái)

tại cuộc gặp hôm 22-6. Ảnh: Reuters

 

Eurozone: Tan rã hay hợp nhất?

Báo The Guardian kêu gọi châu Âu bằng mọi giá cứu Hy Lạp để tự cứu lấy mình. “Giữ Hy Lạp ở lại Eurozone đem đến những hệ quả xấu song để nước này ra đi còn tồi tệ hơn, không chỉ kinh tế mà còn về địa chính trị, lịch sử và con người” - bài viết cảnh báo.

Chẳng hạn, sau khi rời Eurozone, Hy Lạp có thể bỏ phiếu phủ quyết việc gia hạn trừng phạt Nga vì khủng hoảng Ukraine. Ở chiều ngược lại, Nga có thể nhân dịp này bày tỏ tình đoàn kết với Hy Lạp dù khả năng Moscow bỏ nhiều tiền giúp Athens là không cao.

Theo báo Financial Times (Anh), Mỹ đang ngày càng lo ngại trước những tác động chính trị có thể có từ khả năng Nga gia tăng ảnh hưởng với Hy Lạp, một thành viên NATO. Trong khi đó, Trung Quốc đang sở hữu cảng container Piraeus ở Hy Lạp và dùng nơi này để xâm nhập châu Âu nhằm phục vụ chiến lược “con đường tơ lụa mới” . Với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, Bắc Kinh sẵn sàng chìa tay cho Athens, qua đó gia tăng ảnh hưởng ngay trong lòng EU.

Cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp cũng đặt dấu hỏi lớn về tương lai Eurozone. Một nghiên cứu mới của Công ty Quản lý đầu tư ECU Group (Anh) kết luận các thành viên Eurozone đang bị phân hướng về kinh tế khiến cho việc sử dụng 1 lãi suất duy nhất ngày càng không phù hợp.

Ngoài ra, những khác biệt về chính trị, xã hội và văn hóa cũng gây khó khăn cho việc sử dụng đồng tiền chung. “Hoặc là hợp nhất mạnh mẽ hơn hoặc Eurozone phải tan rã dù Athens có ra đi hay không” - nghiên cứu này dự báo.

 

Ba kịch bản cho Athens

Thứ nhất, nếu các bên không đạt được thỏa thuận, Hy Lạp trước mắt không thể trả nợ cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Về lý thuyết, các con nợ có thêm 30 ngày gia hạn, giúp các bên có thêm thời gian thương lượng. Tuy nhiên, gói cứu trợ quốc tế dành cho Hy Lạp cũng hết hạn vào cuối tháng 6, trong khi nước này cũng “bó tay” trước khoản nợ khoảng 7,5 tỉ USD cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong tháng 7 và tháng 8.

Một khi tuyên bố vỡ nợ, cái giá mà Hy Lạp phải trả ngay là GDP suy sụp, thất nghiệp và lạm phát tăng cao. Ngoài ra, các ngân hàng nước này đối mặt với nguy cơ sụp đổ dây chuyền, trong khi các khoản nợ chồng chất vẫn y nguyên.

Thứ hai, Hy Lạp chấp nhận cải cách thuế và hệ thống lương hưu với các chủ nợ vào phút chót và tránh được vỡ nợ. Kịch bản này đòi hỏi sự xuống nước của chính phủ Hy Lạp vốn có lập trường phản đối các biện pháp kinh tế khắc khổ do nước ngoài áp đặt trong 2 gói cứu trợ trước kia.

Thứ ba, các bên không thể ngã ngũ về thỏa thuận ban đầu nhưng đạt được giải pháp tạm thời. Đây được coi là phương án khả thi nhất lúc này. Công ty Quản lý tài sản Aberdeen Asset Management (Scotland) cho rằng “sẽ dễ hơn cho tất cả nếu đạt được bước tiến trong thương lượng, giải ngân một ít, rồi thương lượng tiếp”.

Thu Hằng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo