xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quá mê trò Pokemon Go, chuyên viên gốc Việt bị sa thải

Bảo Hạnh (Theo BBC)

(NLĐO) – Một người đàn ông Úc gốc Việt vừa bị công ty Singapore đuổi việc sau khi xúc phạm nước này trên mạng xã hội Facebook vì không có trò chơi Pokemon Go.

Người này, tên Sonny Truyen, bình luận trên Facebook rằng Singapore là một quốc gia "không đáng sống" vì không có Pokemon Go, trò chơi hiện đang làm mưa làm gió khắp thế giới. Trò chơi thực tế ảo này do hãng Nintendo phát hành và hiện có mặt ở Mỹ, Úc và New Zealand.

Nặng nề hơn, người đàn ông gốc Việt này cho rằng ở Singapore toàn người “ngu ngốc” và chỉ số IQ quốc gia sẽ tụt xuống nếu mình chuyển đi. Ngay lập tức, cư dân mạng Singapore đã tố giác hành vi của Truyen với công ty bất động sản 99.co, nơi anh ta đang làm việc.

Sau khi nhận tin báo, ông Darius Cheng, giám đốc điều hành của 99.co, phải đứng ra xin lỗi vì những lời lẽ trên của nhân viên mình hôm 11-7. “Sonny chỉ vừa làm việc cho chúng tôi 1 tuần trước khi sự việc xảy ra. Chúng tôi tự hào là một công ty Singapore và không chấp nhận những ngôn ngữ, hành vi như thế. Vì vậy, chúng tôi đã cho người này nghỉ việc”.


Những lời lẽ khiến Sonny Truyen bị mất việc. Ảnh: Stomp.com

Những lời lẽ khiến Sonny Truyen bị mất việc. Ảnh: Stomp.com

Sau khi bị sa thải, anh Truyen nói với trang tin Mashable: “Thật đáng thất vọng trước số lượng người Singapore chĩa mũi dùi vào tôi và từ chối cho tôi cơ hội để sửa sai”. Người này nói thêm mình đã xóa tài khoản Facebook, cũng như thừa nhận đó là “một sai lầm lớn khi đánh giá tiêu cực cả một quốc gia chỉ vì trò chơi Pokemon Go”.

Tại Singapore, có rất đông người nước ngoài sinh sống và Truyen không phải là người đầu tiên gặp sự cố vì chỉ trích đảo quốc sư tử trên mạng xã hội.

Hồi năm 2014, một nhân viên ngân hàng người Anh tên Anton Casey đăng tải một video lên YouTube than phiền về “mùi hôi” và tình trạng “đầy người nghèo” trên các phương tiện giao thông công cộng ở Singapore. Ngay sau đó, anh Casey bị mất việc và buộc phải rời khỏi đảo quốc này.

Năm 2012, cô Amy Cheong, người Úc, cũng gặp tình trạng tương tự khi đăng tải những dòng bình luận tỏ ý phân biệt chủng tộc trên Facebook sau khi bị mất ngủ vì một đám cưới tổ chức gần nhà.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo