Thỏa thuận trên đạt được sau cuộc đối thoại giữa CSFA và các lực lượng chính trị trong nước, trong đó có tổ chức "Anh em Hồi giáo" nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Nguyên soái Mohamed Hussein Tantawi cam kết quân đội sẽ chuyển giao quyền lực vào mùa hè 2012... Ảnh: Bild
...nhưng người biểu tình không tin tưởng quân đội. Ảnh: AP
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Chủ tịch CSFA, Nguyên soái Mohamed Hussein Tantawi khẳng định bầu cử quốc hội sẽ diễn ra đúng lịch trình dự kiến từ ngày 28-11, trong khi bầu cử tổng thống sẽ được thực hiện vào tháng 6-2012, sớm hơn so với kế hoạch trước đây là CSFA sẽ nắm quyền đến cuối năm 2012 hoặc đầu năm 2013.
Ông Tantawi cũng cho biết CSFA đã chấp thuận đơn từ chức của chính phủ Thủ tướng Essam Sharaf và một chính phủ mới sẽ được thành lập, nhưng chưa công bố nhân vật nào sẽ là thủ tướng mới.
Tuy nhiên, trong cuộc họp, CSFA đã thảo luận khả năng chỉ định cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Mohamed El Baradei làm thủ tướng mới.
CSAF đã nhất trí thành lập một chính phủ cứu quốc để thực hiện những mục tiêu của cuộc cách mạng 25-1 và chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự trước ngày 1-7-2012.
Cảnh sát trấn áp người biểu tình bằng súng đạn... Ảnh: AP
...và hơi cay. Ảnh: AP
Trong khi đó, tại quảng trường Tahir ở Cairo và nhiều nơi khác, hàng chục ngàn người tiếp tục biểu tình tối 22-11 phản đối chính quyền quân sự. Nhiều người bày tỏ không tin tưởng vào những tuyên bố của ông Tantawi và yêu cầu chính quyền quân sự giao lại quyền lực cho chính phủ dân sự càng sớm càng tốt.
Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh trong 4 ngày qua đã khiến 36 người thiệt mạng và khoảng 2.000 người bị thương.
Trước đó, trong ngày 22-11, Chính phủ của Thủ tướng Ai Cập Essam Sharaf đã đệ đơn xin từ chức lên CSFA trong bối cảnh bạo lực đang bùng phát tại thủ đô Cairo và nhiều địa phương khác trên cả nước.
Sự ra đi của ông Sharaf, nếu được chấp thuận, là một đòn giáng mạnh vào CSFA, đồng thời đe dọa cản trở kế hoạch tổ chức cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 28-11. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sự sụp đổ của chính phủ Tổng thống Hosni Mubarak trong tháng 2.
Cảnh sát bắn đạn cao su về phía người biểu tình gần quảng trường Tahrir ở Cairo hôm 21-11. Ảnh: REUTERS
Hãng tin AP nhận định rằng sự từ chức trên không thể xoa dịu được sự phẫn nộ đang gia tăng của người dân đối với giới quân đội đang cầm quyền ở Ai Cập. Các nhà hoạt động cáo buộc các tướng lĩnh muốn tiếp tục nắm giữ quyền lực đang có, đồng thời lo ngại rằng quân đội sẽ chi phối chính phủ sắp tới bất chấp chiến thắng có thuộc về đảng phái nào.
Ngoài ra, nhiều người dân Ai Cập đang bất bình vì quân đội và chính phủ tạm quyền chưa tiến hành bất kỳ cải cách thật sự nào, không làm gì để cải thiện tình hình an ninh và nền kinh tế đang ngày càng tồi tệ.
Tại Cairo, khoảng 20.000 người tiếp tục tập trung biểu tình ở quảng trường Tahrir suốt đêm 21-11 để đòi quân đội chuyển giao quyền lực ngay lập tức cho chính phủ dân sự bất chấp ít nhất 33 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ bạo lực giữa họ và cảnh sát kể từ ngày 19-11. Theo hãng tin Reuters, các nhà hoạt động đã kêu gọi thêm nhiều người xuống đường biểu tình vào chiều tối 22-11 (giờ địa phương).
Biểu tình ở Ai Cập đã diễn ra 4 ngày liên tiếp... Ảnh: AP
...khiến 36 người chết, 2.000 người bị thương. Ảnh: AP
Trước tình hình bạo lực đang có nguy cơ leo thang, SCAF đã thúc giục bình tĩnh, đồng thời kêu gọi tất cả các lực lượng chính trị đối thoại để tìm ra giải pháp nhằm sớm thoát ra khỏi tình trạng này.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ lo ngại trước tình hình bất ổn hiện nay ở Ai Cập và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế để tiến trình chuyển tiếp dân chủ có thể tiếp tục diễn ra như kế hoạch.
Bình luận (0)