Tuy nhiên, truyền thông quốc tế cho rằng đó không phải là sai sót của Israel mà là hành động cố ý sử dụng phương tiện truyền thông nước ngoài để đẩy lực lượng vũ trang Hồi giáo Hamas xuống đường hầm.
Theo báo Haaretz (Israel), các nhà báo nước ngoài làm việc tại Israel và các biên tập viên cấp cao của các hãng truyền thông quốc tế đang phẫn nộ trước thông tin trên các phương tiện truyền thông Israel cho rằng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cố tình đánh lừa họ. Một số phóng viên đã nói với báo Haaretz rằng vụ việc này sẽ khiến giới truyền thông mất lòng tin vào những tuyên bố của IDF trong tương lai.
Tòa nhà có các văn phòng truyền thông quốc tế bị đánh sập hôm 15-5. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất gây ra căng thẳng giữa Israel và các phương tiện truyền thông quốc tế. Chiều 15-5 (giờ địa phương), IDF đã không kích một tòa nhà cao tầng ở dải Gaza, nơi đặt văn phòng của một số hãng truyền thông quốc tế, gồm cả hãng thông tấn AP và kênh Al Jazeera.
Quân đội Israel xin lỗi truyền thông thế giới vì "cú lừa" Hamas
Theo Times of Israel, quân đội Israel trước đó đã thông báo cho những người cư trú trong tòa nhà rằng tòa nhà sẽ bị đánh bom trong vòng một giờ. Họ cũng đã phóng một tên lửa "hất tung mái nhà" nhưng không gây thiệt hại nghiêm trọng như một lời cảnh báo. Những người trong tòa nhà đã kịp sơ tán.
IDF cho rằng tòa nhà bị đánh bom vì nó được sử dụng bởi các đơn vị tình báo của lực lượng Hamas. Quân đội Israel cho biết nhóm Hamas đang tận dụng các phương tiện truyền thông dân sự làm "lá chắn người".
Tòa nhà có các văn phòng truyền thông quốc tế bốc cháy trong vụ phóng tên lửa của Israel tại Dải Gaza. Ảnh: Reuters
Hai vụ việc liên tiếp nói trên được cho là sẽ làm tổn hại đến vị thế của Israel về mức độ đưa tin quốc tế về cuộc xung đột hiện tại, thời điểm mà Israel đang nỗ lực xoa dịu làn sóng chỉ trích nhằm vào các hành động của quân đội ở dải Gaza.
Trước đó, ngay sau nửa đêm 14-5, IDF đã thông báo ngắn gọn với các phương tiện truyền thông nước ngoài rằng binh sĩ trên bộ đã tiến vào dải Gaza. Thậm chí, đơn vị phát ngôn của quân đội đã lặp lại thông tin trên trong các cuộc trò chuyện và tin nhắn với giới phóng viên khi những người này muốn được xác nhận lần nữa.
Vào thời điểm đó, các hãng tin tức hàng đầu thế giới đã có loạt tiêu đề về một cuộc đổ bộ của Israel.
Nhưng chỉ hai giờ sau cuộc họp báo ban đầu, IDF đã đính chính với các đại diện truyền thông nước ngoài rằng không có binh sĩ nào tiến vào dải Gaza. Tất cả hãng truyền thông đều phải rút lại các bản tin dựa trên tuyên bố chính thức của IDF và sự xác nhận của các quan chức Israel.
Bình luận (0)